Microsoft khẳng định cam kết giúp doanh nghiệp phát triển
Là một phần trong cam kết lâu dài của Microsoft với Việt Nam, ông Jean-Philippe Courtois, Chủ tịch Microsoft Toàn cầu, vừa có chuyến thăm và gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp hàng đầu trong nước, thảo luận về những nỗ lực không ngừng của Microsoft trong việc hỗ trợ tăng cường an ninh mạng, cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, phát triển ứng dụng và các kỹ năng quản lý cơ sở hạ tầng tại doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm khi Việt Nam đã hoàn tất thành công và đạt những lợi ích đáng kể từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số trở nên cấp bách hơn hết nhằm giúp các tổ chức và doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn.
Nắm vai trò cố vấn điện toán đám mây tin cậy với hơn hai thập kỷ hoạt động có hiệu quả tại thị trường Việt Nam, Microsoft đã trở thành một doanh nghiệp nổi bật trong việc tích cực hỗ trợ chính phủ, các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp phát triển các khả năng CNTT cho đất nước
Được tăng cường bởi nhiệm vụ giúp cho mọi công dân trên toàn cầu năng suất hơn thông qua những công cụ và dịch vụ CNTT hiệu quả, Microsoft đang tiếp tục phát minh những quy trình sản xuất và kinh doanh, xây dựng các nền tảng điện toán đám mây thông minh và tạo ra các trải nghiệm điện toán cá nhân phong phú hơn nữa.
Tại hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hôm nay, ông Jean-Philippe Courtois đã tái khẳng định cam kết của Microsoft về việc hỗ trợ Tầm nhìn CNTT-TT năm 2020 của Việt Nam - một sáng kiến của chính phủ về sử dụng công nghệ nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế quốc gia.
"Là điểm nóng về phát triển của một nền kinh tế mới nổi, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trong lĩnh vực điện toán đám mây trên toàn Đông Nam Á. Với đội ngũ các nhà phát triển phần mềm có kỹ năng và khả năng cạnh tranh cao, có lực lượng am hiểu công nghệ trẻ, kèm cam kết của các dự án có vốn đầu tư lớn từ nước ngoài, cùng các yếu tố như sự phát triển của mạng di động phổ biến và đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng CNTT-TT, ngành CNTT Việt Nam đang trên đỉnh của sự chuyển đổi lớn", Ông Courtois chia sẻ tại hội nghị.
An ninh mạng hiện là một bài toán lớn đối với các cơ quan Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam gần đây. Đặc biệt, hàng ngàn cuộc tấn công vào các website tại Việt Nam trong năm vừa qua đã làm mất mát một lượng dữ liệu lớn của các tổ chức do bị nhiễm phần mềm độc hại. Hiện thời, an ninh mạng được xem là một trong những ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu của Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Ông Vũ Minh Trí – Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam chia sẻ: "Tội phạm mạng hiện đang phát triển các công cụ và kỹ thuật mới, chuyển đổi mục tiêu và đồng thời thay đổi các phương thức tấn công truyền thống. Thay vì lấy cắp thông tin tài chính cá nhân, tội phạm mạng tập trung nhiều hơn vào các hoạt động gián điệp kinh doanh và tiếp cận thông tin nhạy cảm. Trước tình thế này, mục tiêu của Microsoft là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề quy mô lớn quan trọng đối với sự phát triển ngành CNTT tại Việt Nam, cũng như với mục đích lớn hơn trong việc gìn giữ môi trường internet an toàn hơn cho mọi công dân”.
Ngoài ra, hội nghị bàn tròn còn thảo luận về sản phẩm và dịch vụ năng suất của Microsoft, nhằm giúp các doanh nghiệp có công cụ chuyển đổi doanh nghiệp tốt hơn. Những nền tảng năng suất mới như Office 365 và Windows 10 sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động trên thiết bị di động an toàn hơn, mọi nơi, mọi lúc. Đối với các tổ chức, Microsoft Azure và các công nghệ đám mây lai mới được tích hợp StorSimple giúp cải thiện phương thức các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng và lưu trữ và sao lưu thông tin với chi phí hiệu quả hơn nhiều so với những hệ thống điển hình đang được sử dụng ngày nay.
"Trong thập kỷ qua, toàn cầu hóa và đổi mới công nghệ đã mang lại thế giới lại gần nhau hơn, và thay đổi về cơ bản cách mọi người sống và làm việc. Chúng tôi muốn gia tăng năng suất cho lực lượng lao động Việt Nam, để họ có thể tự tin hơn và sẵn sàng hội nhập TPP. Các sản phẩm và dịch vụ của Microsoft giúp họ trở nên sáng tạo và hợp tác hơn theo phương thức mới và tiên tiến," ông Trí bổ sung.
Ông Trí cho biết, Microsoft sẽ hợp tác với chính phủ Việt Nam và các đối tác địa phương để hỗ trợ trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT cho Việt Nam, bao gồm kiến thức về cơ sở hạ tầng, phát triển ứng dụng phần mềm và an ninh.
Theo Ông Courtois, các nước khi dịch chuyển lên đám mây nên nắm rõ liệu dữ liệu và dịch vụ của họ có được bảo vệ tại nơi đáng tin cậy, an toàn, dựa trên các tiêu chuẩn của các cơ quan độc lập như ISO, và có các chính sách rõ ràng về an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, tuân thủ và minh bạch hay không.
Điều này được chứng minh bởi những thông báo gần đây do Tổng Giám đốc tập đoàn Microsoft Satya Nadella đưa ra, bao gồm Trung tâm Điều hành An ninh Mạng mới, nhóm An ninh Mạng dành cho Doanh nghiệp mới của Microsoft, và bộ giải pháp di động dành cho Doanh nghiệp (EMS) mới nhằm hỗ trợ cho việc quản lý ứng dụng điện thoại di động mà không cần phải đăng ký thiết bị.
Ông Nadella cũng nhấn mạnh sự cần thiết của cách tiếp cận bảo mật mới trong thế giới ưu tiên di động, ưu tiên đám mây, chia sẻ về cách thức Microsoft sử dụng kiến thức độc đáo của mình trong tình huống bị đe dọa nhằm bảo vệ tốt hơn cho khách hàng, đồng thời giới thiệu cách các công nghệ của Microsoft làm việc song song với nhau, và với các giải pháp từ hệ sinh thái an ninh, nhằm cung cấp nền tảng toàn diện, phản ứng nhanh, an ninh cho các doanh nghiệp hiện nay; cũng như cách thức các công nghệ đa dạng của Microsoft bảo vệ khách hàng khỏi sự tấn công nhận dạng, những mất mát dữ liệu và mã độc.
"Cách tiếp cận của Microsoft đối với an ninh – chính là điểm khác biệt độc đáo của chúng tôi, về cách thức các công nghệ mới và hiện có của Microsoft, và công nghệ của các đối tác của chúng tôi – tất cả đều cùng nhằm cung cấp nền tảng toàn diện, phản ứng nhanh, an ninh cho các doanh nghiệp hiện nay, giúp bảo vệ khách hàng khỏi bị tấn công. Mọi người chỉ sử dụng công nghệ mà họ tin tưởng. Microsoft đã và tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với chính phủ và các bên liên quan trong ngành nhằm hỗ trợ chuyển đổi kinh tế, thúc đẩy đổi mới và trao quyền cho người dân Việt Nam đạt được hiệu quả công việc tốt hơn", ông Courtois nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06
Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật
Công nghệ 30/10/2024 10:12
Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần
Công nghệ 28/10/2024 10:43
Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!
Công nghệ 27/10/2024 11:41