Mê nấu ăn, nên bỏ ngang nghề luật
Hội thi nấu ăn “Hà Nội xưa và nay” | |
Đặc sắc hội thi nấu ăn giỏi trong nữ CNVCLĐ Tổng công ty Vận tải Hà Nội | |
Giám khảo tròn mắt trước tài năng của các đầu bếp nhí |
Niềm vui của Huỳnh Khánh Ly khi lần thứ 2 về thăm Việt Nam. Ảnh: L.Q.V |
So với cách đây 2 năm - khi cô gái trẻ sinh năm 1991 này tham gia cuộc thi “Masterchef France” (Vua đầu bếp Pháp) 2015, hiện Huỳnh Khánh Ly có phần tự tin, năng động và cá tính hơn nhiều. Có lẽ, cũng bởi, ngôi vị quán quân của cuộc thi danh giá nói trên đã tạo bệ phóng cho Khánh Ly tới khám phá, trải nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là lần thứ 2 Khánh Ly về Việt Nam: Lần đầu đi du lịch, còn lần này theo lời mời của ĐSQ Pháp tại Việt Nam.
Ngay sau khi đặt chân tới quê mẹ, Huỳnh Khánh Ly đã tới tham dự Ngày hội Pháp ngữ 2017 tại Đại học Quốc gia Hà Nội bằng việc giới thiệu món ăn Pháp. Ảnh: L.Q.V |
"Vua đầu bếp Pháp 2015" có vẻ mặt dễ thương, nhưng cũng đầy cá tính. Ảnh: L.Q.V |
Trước mắt "Vua đầu bếp Pháp 2015" Huỳnh Khánh Ly là những dự định đang dần thành hiện thực. Ảnh: L.Q.V |
Nguyên do nào khiến Khánh Ly say mê nghề nấu ăn?
Từ nhỏ, Ly đã thích làm bếp cùng gia đình và những người bạn, chế biến các món ăn Việt như nem. 20 tuổi, Ly lên Paris sống tự lập, vẫn mê nấu ăn, nhưng chỉ tới khi làm đầu bếp chuyên nghiệp, được làm quen với các vật liệu và hương vị ẩm thực Pháp, thì việc nấu ăn mới thực nghiêm túc với những công thức bài bản.
Ước mơ từ nhỏ của Ly là trở thành đầu bếp chuyên nghiệp?
Không hẳn vậy. Bởi lẽ, gia đình của Ly vốn đã mở cửa hàng ăn, biết rõ việc kinh doanh khá mệt mỏi, nên không muốn Ly phải vất vả và khuyên theo học ngành luật để trở thành luật sư. Ly cũng chấp nhận. Chỉ tới sau khi đoạt giải “Masterchef France”, Ly mới thuyết phục được gia đình theo nghề nấu ăn, rồi theo học chương trình “Thành lập và quản lý nhà hàng” của Trường Paul Bocuse tại Lyon. Việc gia đình Ly thường nấu các món Việt cũng đã ảnh hưởng nhiều tới việc chế biến các món ăn của Ly sau này có sự hòa quyện hương vị Á - Âu…
Một ví dụ nào về hòa quyện này?
Khi ở Paris, Ly đã thử nghiệm khi nấu món chè. Hay khi làm bánh gato, Ly cho thêm vào chút hương vị của lá dứa, mọi người rất thích..
Đầu bếp chuyên nghiệp nào Khánh Ly ngưỡng mộ?
Đó là đầu bếp nổi tiếng Alain Passard. Còn người đầu tiên dạy Ly về ẩm thực là thày Paul Pasédat ở trường tư thục Alexandre Dumas.
Thông thường, những người sau khi đoạt ngôi quán quân “Masterchef France” sẽ mở nhà hàng riêng. Còn với Khánh Ly?
Từ hồi đang học nấu ăn, sau khi Ly trình một dự án mở nhà hàng, mọi người đều khuyến khích và có người cam kết hỗ trợ tài chính, nhưng Ly từ chối, vì muốn trưởng thành hơn. Sau khi đoạt giải, lại thêm nhiều người muốn hỗ trợ Ly mở nhà hàng. Nhưng Ly là người khá cầu toàn, nên muốn mọi việc phải được chuẩn bị chu đáo và đến nay, dự án này hiện hữu rõ ràng hơn trong tâm trí Ly.
Dường như Khánh Ly đã có nhiều lựa chọn?
Đúng vậy. Một là, làm bếp trưởng. Hai là, đi du lịch nhiều nơi - để vừa được nhiều trải nghiệm về cuộc sống, vừa có cơ hội học hỏi thêm về nghệ thuật chế biến ẩm thực. Trước đây, Ly có nhiều ý tưởng, nhưng chưa đủ, bởi nấu các món ăn ngon cần phải có kỹ thuật tinh tế, thì những ý tưởng đó mới có thể bay cao, xa hơn…
Trở lại với“Masterchef France”2015, khi đó, hẳn Ly đã phải nhiều nỗ lực và cả sự “liều”?
Hồi dự thi, Ly hồi hộp lắm, vì còn trẻ và chưa nhiều kinh nghiệm. Trong đề bài thi có phần làm súp cá, nhưng Ly lại liều làm canh cá. Không ngờ, chính món này đã giúp Ly chiến thắng.
Đặc thù của nghề nấu ăn chiếm nhiều thời gian riêng tư của đầu bếp. Theo Ly, làm thế nào để cân bằng?
Với Ly, nấu ăn là niềm đam mê, nên sự nghiệp đầu bếp là ưu tiên số 1, vì có tính lâu dài. Ly rất yêu gia đình và những việc Ly đang làm cũng nhằm cho sự bền vững của gia đình.
Xin cảm ơn Huỳnh Khánh Ly. Chúc bạn nhiều thành công trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40