Màu xanh ở Trường Sa
Sức sống mãnh liệt trên đảo An Bang | |
Những chú chó ở Trường Sa | |
Hiên ngang giữa muôn trùng khơi | |
Năm Kỷ Hợi nói chuyện nuôi lợn ở Trường Sa |
Vượt khó đi lên trong tăng gia sản xuất
Khí hậu ở đảo khác với đất liền nên để đảm bảo lượng rau xanh cho các bữa ăn hàng ngày, ngoài việc đảm bảo công tác sẵn sàng chiến đấu, cán bộ chiến sỹ trên đảo Trường Sa Đông cũng dành nhiều thời gian để tăng gia sản xuất. Vườn rau thanh niên tại đây có đủ loại. Từ rau cải, mùng tơi, rau muống cho đến các loại bí đỏ, bí xanh, bầu…
Đại úy Kiều Văn Dương – Chỉ huy trưởng Cụm chiến đấu 1, đảo Trường Sa Đông, chia sẻ: Năm 2018, đảo Trường Sa Đông gặp rất nhiều cơn bão, thời tiết cũng thay đổi liên tục, hơi mặn cao làm cháy lá khiến công tác chăm sóc rau xanh gặp rất nhiều khó khăn. Song vượt qua mọi khó khăn, cán bộ chiến sỹ trên đảo luôn nhiệt tích, có trách nhiệm với công việc tăng gia sản xuất nên đảo vẫn vượt chỉ tiêu tăng gia trong năm.
Chiến sỹ trên đảo Trường Sa Đông đang tưới rau trong vườn |
Với thời tiết khí hậu như vậy, trong đêm cán bộ chiến sỹ trên đảo Trường Sa Đông phải dùng lưới đen để che vườn rau tránh hơi sương mặn, ban ngày thì che nắng từ 9h, đến 15h lai bỏ lưới ra để có ánh sáng mặt trời và tưới nước ngọt lên để rửa hơi mặn.
Đại úy Kiều Văn Dương cho biết, để hợp với thời tiết trên đảo, các đoàn từ đất liền ra đã tư vấn hướng dẫn cho cán bộ chiến sỹ trồng các loại cây cho phù hợp như cây bàng vuông, bàng ta, cây nhàu, tra… đảm bảo cho đảo Trường Sa Đông rợp bóng cây xanh.
Về chăn nuôi, ở đảo nuôi nhiều loại gia cầm như gà, ngan, đặc biệt là đàn lợnhơn 20 con. Với điều kiện ở đảo, việc chăn lợn khác hoàn toàn so với ở đất liền. Từ việc sử dụng thức ăn cho đến nước cho lợn.
Nước tắm cho lợn thường sử dụng nước biển, tuy nhiên phải tránh không cho lợn uống nước biển sẽ dễ dẫn đến mắc các loại bệnh. Thức ăn cho lợn thì phải sử dụng nước ngọt để nấu. Nguồn thực phẩm từ thức ăn thừa của bộ đội nấu thành cám cho lợn ăn.
Để phòng tránh dịch bệnh cho gia súc gia cầm, trong đêm, cán bộ chiến sỹ đều phải che chắn, đóng cửa chuồng đảm bảo đủ lượng ấm. Bên cạnh đó, trước khi gia cầm, gia súc lên đảo đã được kiểm dịch, lên đảo cũng phải cách ly sau đó tiếp cận rồi đưa vào chuồng do đó dịch bệnh đối với gia súc gia cầm không nhiều.
Đu đủ, “cây quý” ở Trường Sa
Nói là quý bởi trên đảo hiện nay, ngoài đu đủ người dân dường như chỉ trồng được chuối là cây ăn quả cải thiện, bổ sung “vitamin” hàng ngày.
Đây là giống đu đủ bình thường được chuyển từ đất liền ra đảo, nhưng do trên đảo lượng đất để trồng không nhiều, phân bón không có, hơi muối từ biển tác động trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức sống, quá trình phát triển của cây nên mỗi khi trái đu đủ đậu quả người dân trên đảo phải “thức khuya dậy sớm” chăm chút hết sức cẩn thận.
Đu đủ là một loại cây quý ở Trường Sa |
Không biết tự bao giờ người dân trên đảo Trường Sa Lớn có thể trồng được đu đủ, chỉ nhớ một lần nhận được giống cây từ đất liền gửi tặng họ bắt đầu trồng và cây phát triển đều, khoảng vài tháng là có quả, lứa trước chưa kịp chín thì lứa sau đã phát triển nên đu đủ có thể dùng quanh năm, mỗi quả đu đủ lớn cũng từ 1-2 kg, nặng từ 30-40/quả...
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng đu đủ tại Trường Sa, người dân ở đây cho biết, đu đủ phải trồng vào mùa mưa, gần Tết cây sẽ dễ sống và phát triển hơn. Khi quả lớn, chúng tôi phải lau qua và dùng túi nilong bọc lại như thế này để tránh ảnh hưởng của nước biển làm hỏng, quả.
Bên cạnh đu đủ, để cải thiện bữa ăn hàng ngày, người dân còn tận dụng số đất ít ỏi để thâm canh bằng việc trồng rau đay, mùng tơi, muống... Không những vậy họ còn nuôi gà, vịt, mới nhất người dân đã nuôi được ngan, thậm chí đã nhân giống, phát triển đàn rất tốt.
“Bà con sinh sống ở đây đã lâu đời, có sự gắn bó mật thiết với nhau, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh việc thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước và các quy định trên đảo, bà con rất tích cực tăng gia sản xuất để cải thiện về mặt đời sống và tiếp tục đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong việc sinh sống tại đảo góp phần gắn kết tình quân dân trên đảo”, Phó Chủ tịch thị trấn Trường Sa Trần Văn Hoàng chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31