Mặt đê Ngọc Tảo huyện Phúc Thọ bị xuống cấp nghiêm trọng: Trách nhiệm thuộc về ai?
Hà Nội đầu tư gần 40 tỷ đồng chống sạt lở sông Bùi | |
Hà Nội: Tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều | |
Hà Nội: Tập trung rà soát dự án xử lý cấp bách đê điều, thủy lợi |
La liệt ổ voi, ổ gà
Theo tìm hiểu, đê Ngọc Tảo trải dài từ K0 đến K14+134, dài 14,134km được xác định là tuyến đê cấp II nằm toàn bộ trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Đây là tuyến đê có vai trò quan trọng, góp phần phân lũ khi xảy ra sự cố. Theo đánh giá, hiện trạng công trình đê điều thì chiều cao, độ dày của đê Ngọc Tảo đảm bảo chống được mực nước lũ thiết kế. Tuy nhiên, từ năm 1972 đến nay đê chưa được thử thách với lũ thiết kế, vì vậy khi phân lũ phải có phương án bảo vệ tuyến này.
Mặt đê đoạn chạy qua địa phận xã Ngọc Tảo bị xuống cấp, gây cản trở cho người và phương tiện lưu thông. Ảnh: Đinh Luyện |
Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn, đê Ngọc Tảo đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp cứng hóa bề mặt toàn tuyến. Cụ thể, năm 2011, bằng nguồn vốn ngân sách, đê đã thực hiện đầu tư gia cố bằng bê tông asphal từ K5+850 đến K11+000. Công trình xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng cuối tháng 7/2012.
Sau khi đưa vào sử dụng, đê Ngọc Tảo trở thành một tuyến giao thông quan trọng góp phần nối thông ra các tuyến như Quốc lộ 32, khu vực đê hữu Hồng, Vân Cốc… tạo thuận lợi để giao thông và giao thương hàng hóa cho các phương tiện tránh đường Quốc lộ 32 và đường qua trung tâm huyện.
Ảnh: Đinh Luyện |
Có tầm quan trọng là vậy song theo quan sát của phóng viên, tuyến đường đê Ngọc Tảo chạy qua địa phận xã Ngọc Tảo và một phần giáp ranh với Thượng Cốc, dài khoảng 2km, hiện nay xuất hiện nhiều điểm bị rạn nứt, bề mặt đê nhiều chỗ bị lún với hàng loạt ổ voi, ổ gà, gây nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông.
Cụ thể, theo ghi nhận, các điểm hư hỏng nghiêm trọng hiện nay nằm rải quanh khu vực km6, km7, km8. Tại đây, mặt đê bị cày xới nham nhở, nhiều ổ voi, ổ gà sâu từ 10 – 40cm, rộng 1 -1,5m gây cản trở giao thông. Bởi mặt đê chỉ rộng hơn 4m, sườn đê dốc, nên mỗi khi các phương tiện tránh nhau ở những vị trí mặt đường bị hư hỏng gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm cận kề.
Ngày nắng, khu vực mặt đê xuống cấp gây ra cảnh bụi bặm còn khi trời chuyển mưa, nước bị đọng thành từng hố, rãnh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đáng chú ý, hiện tuyến đường đê chưa được lắp đặt hệ thống chiếu sáng phục vụ người dân đi lại ban đêm. Do vậy, bất kỳ ai đi qua đây thời điểm trời tối đều trong tình trạng nơm nớp vì tai nạn giao thông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Vẫn phải chờ vì… thiếu kinh phí
Trao đổi về vấn đề đê Ngọc Tảo xuống cấp, ông Nguyễn Thành Văn – Phó chủ tịch HĐND xã Ngọc Tảo cho biết, với địa phương tuyến đê góp phần như một trục giao thông quan trọng, giúp giao thương với nhiều xã trong khu vực. Cách đây ít năm đê xuống cấp vì xe quá tải lưu thông qua nhiều, đặc biệt là thời điểm đêm và mờ sáng khiến bề mặt đê xuống cấp. Việc mặt đê xuống cấp đã trực tiếp gây ra khó khăn cho người dân.
Theo Phó chủ tịch HĐND xã Ngọc Tảo, mới đây trong các cuộc tiếp xúc cử tri, HĐND xã đều có ý kiến, kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền xem xét duy tu, nâng cấp khu vực mặt đê Ngọc Tảo. “Đê xuống cấp suốt 2 năm nay, chúng tôi đã có nhiều kiến nghị bằng văn bản ngoài việc sửa mặt đê cũng đề xuất mở rộng thêm 3 dốc đê có chiều lên xuống để tạo thuận lợi cho người dân đi lại” - ông Nguyễn Thành Văn chia sẻ.
Còn theo ông Nguyễn Đình Thắng – Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Tảo, tuyến đê chạy qua địa bàn UBND xã đã kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền song vì thiếu kinh phí nên cho đến nay công tác cải tạo chưa được triển khai. Ở khía cạnh khác, do Ngọc Tảo có đặc thù nghề nghiệp chính là nông nghiệp, công tác huy động nguồn vốn xã hội hóa vô cùng khó khăn nên công tác cải tạo khó triển khai được nếu “tự thân vận động”, không có sự hỗ trợ từ các cấp có thẩm quyền.
Đường đê đang xuống cấp nghiêm trọng. Khổ nhất các cháu học sinh THPT thuộc các xã Hát Môn, Thượng Cốc, Thanh Đa… đi qua đây gặp nhiều khó khăn. Cá nhân tôi cũng đã trực tiếp trao đổi với bên Hạt Quản lý đê điều, đề nghị cải tạo nâng cấp đoạn đê, trang bị thêm nhiều cột, ụ chắn xe 16 chỗ, trọng tải lớn nhằm hạn chế sự xuống cấp của tuyến đường.
Trở lại câu chuyện mặt đê đoạn qua địa phận xã Ngọc Tảo bị xuống cấp, theo phản ánh của một số người dân do một số xe tải chở gạch, đá thường xuyên chạy qua là nguyên nhân chính khiến đê xuống cấp, xuất hiện ổ voi, ổ gà gây mất an toàn giao thông. Để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia lưu thông trên tuyến đường đê Ngọc Tảo, đề nghị UBND huyện Phúc Thọ và các cấp có thẩm quyền sớm bố trí kinh phí và có giải pháp nâng cấp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong khu vực.
Mặc dù có tầm quan trọng là vậy song theo quan sát của phóng viên, tuyến đường đê Ngọc Tảo chạy qua địa phận xã Ngọc Tảo và một phần giáp ranh với Thượng Cốc, dài khoảng 2km, hiện nay xuất hiện nhiều điểm bị rạn nứt, bề mặt đê nhiều chỗ bị lún với hàng loạt ổ voi, ổ gà, gây nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông. Cụ thể, theo ghi nhận, các điểm hư hỏng nghiêm trọng hiện nay nằm rải quanh khu vực km6, km7, km8. Tại đây, mặt đê bị cày xới nham nhở, nhiều ổ voi, ổ gà sâu từ 10 – 40cm, rộng 1 -1,5m gây cản trở giao thông. Bởi mặt đê chỉ rộng hơn 4m, sườn đê dốc, nên mỗi khi các phương tiện tránh nhau ở những vị trí mặt đường bị hư hỏng gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm cận kề. Ngày nắng, khu vực mặt đê xuống cấp gây ra cảnh bụi bặm còn khi trời chuyển mưa, nước bị đọng thành từng hố, rãnh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đáng chú ý, hiện tuyến đường đê chưa được lắp đặt hệ thống chiếu sáng phục vụ người dân đi lại ban đêm. Do vậy, bất kỳ ai đi qua đây thời điểm trời tối đều trong tình trạng nơm nớp vì tai nạn giao thông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. |
Đinh Luyện – Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46