Mãi nguyên giá trị những lời dạy của Bác
Triển lãm "Tặng phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Những câu chuyện chưa kể" | |
Lời Bác dạy cán bộ công đoàn vẫn vẹn nguyên giá trị |
Kỷ niệm sinh nhật Bác, bên cạnh lòng thành kính vô hạn, học tập về đạo đức, tác phong, lối sống của Người, thì những lời căn dặn của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư” vẫn mãi còn nguyên giá trị.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng (ảnh Chân dung Bác Hồ - tranh Sơn dầu của Lê Sâm). |
Sau chặng đường hoạt cách mạng không mệt mỏi, khi bước sang tuổi 79, mặc dù tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên.
Chính vì thế, ngày 3/2/1969 trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đăng trên báo Nhân Dân - Bác Hồ đã chỉ ra 10 căn bệnh cần phải “quét sạch” để xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người chỉ rõ 10 căn bệnh đó như sau:
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhân dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành TƯ Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ. Dự lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các bộ, ban, ngành. Sáng cùng ngày, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ TP Hà Nội do ông Nguyễn Đức Chung - Ủy viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội dẫn đầu, đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại". Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khắc ghi lời dạy của Bác, ghi nhớ tình cảm của Người dành cho Hà Nội lúc sinh thời, các đồng chí lãnh đạo TP Hà Nội nguyện cùng nhau bảo vệ và xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh hiện đại. Trần Vũ |
Thứ nhất, bệnh quan liêu là bệnh của những người và những cơ quan lãnh đạo xa rời thực tế, xa nhân dân, mất dân chủ. Các ông quan liêu khi được phân công phụ trách ở vùng nào, việc gì thì như ông vua con, tha hồ hạch sách, hoạch họe ở vùng ấy, lĩnh vực ấy. Đối với cấp trên thì xem thường, với cấp dưới cậy quyền lấn át, với quần chúng thì quan cách. Bệnh quan liêu để lại những hậu quả nặng nề đối với Đảng, Nhà nước và xã hội trước hết là tham ô, lãng phí. Do đó muốn diệt trừ sạch tham ô, lãng phí thì cần phải diệt giặc quan liêu.
Thứ hai, bệnh tham lam, những người mắc bệnh này đều đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc. Chữ tôi to hơn chúng ta, không lo mình vì mọi người, mà chỉ muốn mọi người vì mình. Do đó, họ tự tư tự lợi, dùng của công làm việc tư, dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình, tham ô, hủ hóa, sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi.
Thứ ba, là bệnh lười biếng: Tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết, làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ. Ngại khó khăn gian khổ. Việc dễ thì tranh lấy của mình. Việc khó thì đùn cho người khác.Gặp việc nguy hiểm tìm cách trốn tránh. Thứ tư, bệnh kiêu ngạo: Tự cao, tự đại, hay lên mặt. Ưa người ta khen ngợi, tâng bốc mình. Ưa sai khiến người khác. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang vênh váo, cho ai cũng không bằng mình. Không thèm học hỏi quần chúng. Không muốn người khác phê bình mình.Việc gì cũng muốn làm thày người khác.
Thứ năm, bệnh hiếu danh, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại: Vì tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm. Khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay. Những người đó chỉ biết lên mà không biết xuống. Chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ. Chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chứ không ham làm công tác thiết thực.
Thứ sáu, bệnh hữu danh vô thực: Làm việc không thiết thực, không từ chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới lên. Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít, xuýt ra nhiều, để làm một báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ thì rỗng tuyếch. Thứ bảy, bệnh cận thị: Không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chút những việc vụn vặt. Những người như thế chỉ trông thấy sự lợi hại nhỏ nhen mà không thấy lợi hại to lớn”.
Thứ tám, bệnh tỵ nạnh: Cái gì cũng muốn bình đẳng, sinh ra hiểu lầm hai chữ bình đẳng, không hiểu rằng người khỏe gánh nặng, người yếu gánh nhẹ, người làm việc nặng thì phải ăn nhiều, người làm việc ít, việc dễ thì ăn ít thế mới bình đẳng. Thứ chín, bệnh xu nịnh a dua: Những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi. Thứ mười, bệnh kéo bè kéo cánh: Ai hợp với mình thì dù xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đạy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người ta xuống. Từ đó đi đến bè phái chia rẽ, mất đoàn kết, thiếu tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.
Kỷ niệm 127 năm ngày sinh nhật Bác, hơn 48 năm ngày Bác Hồ viết tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” cũng vào thời điểm toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang triển khai Nghị quyết XII; thực hiện việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với phát triển kinh tế theo tinh thần Nghị quyết các Hội nghị Trung ương 4 và 5, nên những bài học, lời dạy của Người lại càng vẹn nguyên giá trị. Những lời dạy của Người là bài học mãi soi đường để mỗi cán bộ, đảng viên tự tu dưỡng và không ngừng nâng cao đạo đức, kiến thức, bản lĩnh chính trị để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.
H. Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17