Mắc bệnh vì lạm dụng máy điều hòa trong ngày nắng nóng
"Điều hòa xanh" trên đường phố giúp làm dịu nóng | |
Ngộ nhận về máy lạnh inverter tiết kiệm điện | |
Nắng nóng, sử dụng điều hòa ô tô thế nào cho đúng? |
Những bệnh không ngờ do… điều hòa
Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ câu chuyện xảy ra trong chính gia đình mình mà nguyên nhân là chiếc điều hòa. Phụ huynh kể: “Do mình về quê mấy ngày nắng nóng đỉnh điểm trên 39-40 độ C nên buổi trưa và tối mình thường bật điều hòa cho con ngủ. Vì nhiệt độ trong phòng thì lạnh mà nhiệt độ ngoài trời rất nóng nên con bị sốc nhiệt. Sau 3 ngày thì mình thấy con có biểu hiện miệng méo khi nháy mắt. Mình theo dõi con mấy ngày thì thấy tần suất càng tăng lên nên mình đưa con đi khám ở bệnh viện thành phố thì được bác sĩ giới thiệu chuyển lên bệnh viện tỉnh, sau đó bệnh viện tỉnh lại chuyển ra Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, bác sĩ thăm khám rồi cho uống thuốc ngủ để điện não đồ và chích thuốc mê để chụp MRI. Nhìn con như vậy mình rất xót và đau lòng. Sau khi có kết quả thì bác sĩ chuẩn đoán con bị viêm sưng dây thần kinh số 7”.
Vị phụ huynh này đã gửi kèm hình ảnh con gái sau khi chụp MRI được các bác sĩ cho thở oxy để hồi tỉnh và nhắn nhủ đến các gia đình: “Cũng đã có nhiều bạn nhỏ nằm điều hòa cũng bị như con mình rồi nên các bố mẹ chú ý nhé. Nếu các bố mẹ cho con nằm điều hòa thì nhiệt độ trong phòng và ngoài trời đừng nên chênh lệch quá 7 độ C. Đừng để bị như con mình”.
Cháu bé bị bệnh do nằm điều hòa lạnh. (ảnh: NV) |
Một trường hợp khác là bà Nguyễn Thị An (quận Ba Đình, Hà Nội). Suốt mấy tuần qua, kể từ hôm lắp máy điều hòa trong phòng ngủ, bà An thường bị đau đầu, sổ mũi sụt sùi, thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh, ăn uống kém ngon mặc dù đa phần thời gian trong ngày đều ở trong phòng điều hòa mát rượi. Nhất là vào buổi trưa hoặc trước khi đi ngủ ban đêm, nhiệt độ phòng thường duy trì ở mức 18-20 độ C, bà An giải thích: “Do nhà có mấy cháu nhỏ, phải để nhiệt độ như thế chúng mới ngủ yên”.
Sau khi đi khám bệnh, bác sĩ giải thích rằng nhiệt độ lạnh quá mức đã khiến cho thân nhiệt bị thay đổi đột ngột, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh gây nên chứng cảm lạnh. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc sử dụng thuốc, bà An cho biết đã điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ cao hơn và chỉ sử dụng vào buổi trưa và buổi tối, kết hợp sử dụng quạt máy vào những lúc trời chưa nắng gắt.
Nếu với người bình thường thời tiết nắng nóng đã gây khó chịu, thì đối với những người đang mang thai còn khó khăn hơn nhiều. Theo miêu tả của chị Nguyễn Thị Nga (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), mặc dù nhiệt độ trong phòng ở mức 22 độ C nhưng vẫn khiến chị cảm thấy bức bối trong người. Để giải nhiệt, chị uống nhiều nước lạnh, duy trì nhiệt độ thấp nhất trong phòng ngủ suốt đêm cho đến sáng. Hậu quả là con chị Hằng khi sinh ra bị viêm phổi, quá trình điều trị rất lâu dài, phức tạp.
Dùng điều hòa thế nào cho đúng cách?
Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hương (Bệnh viện Nhi Trung ương), trẻ em cũng như người lớn cần không khí mát mẻ để ngủ ngon giấc hơn, tuy nhiên nếu sử dụng nguồn khí lạnh nhân tạo không đúng cách sẽ làm chênh lệch nhiệt độ, dẫn đến hiện tượng “sốc nhiệt” gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả người lớn lẫn trẻ em.
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, thai phụ và người lớn (nhất là người cao tuổi), bác sĩ Hương khuyến cáo nên duy trì nhiệt độ từ 28-29 độ C đối với trẻ sơ sinh, 27-28 độ C đối với trẻ dưới 3 tuổi.
Riêng phụ nữ mang thai, nhiệt độ phòng điều hòa an toàn là ở mức 26-28 độ C. Tuy nhiên, thai phụ cần tránh ngồi thẳng hướng luồng gió của máy điều hòa, vì vào thời điểm có thai, lỗ chân lông bị hở, nhạy cảm hơn người bình thường nên dễ bị cảm gió. Khi ngủ dưới điều hòa cần mặc áo kín cổ, mang vớ chân, dùng chăn đắp từ phần ngực trở xuống để không bị nhiễm lạnh.
Còn đối với người cao tuổi, do thân nhiệt thường không ổn định, sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh huyết áp, thấp khớp khi ngồi lâu dưới điều hòa, do đó cần điều chỉnh nhiệt độ điều hòa vừa phải ở mức 26-27 độ (không quá lạnh, cũng không quá nóng).
Nên lắp điều hòa trên cao để tránh khí lạnh thổi trực tiếp vào người. (ảnh: NV) |
Dưới đây là một số kiểu nằm điều hòa có thể khiến bạn mất mạng cần phải thay đổi ngay:
Ngủ trong phòng điều hòa sau khi say rượu, bia
Khi đang trong trạng thái lâng lâng dễ ngủ vì say bia, rượu, nhiều người có thể ngủ quên khi điều hòa mới khởi động mở mức nhiệt độ thấp. Cơ thể khi bị nhiễm lạnh lâu mà bản thân người nằm điều hòa không ý thức được để phòng vệ sẽ dẫn tới tình trạng nguy kịch như sốc, tê liệt.
Thiết kế điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ em
Khi bị luồng không khí với nhiệt độ quá thấp thổi thẳng vào cơ thể trong thời gian dài sẽ khiến máu huyết không lưu thông, gây ra đau nhức, thậm chí là tê liệt các cơ. Do đó, sau khi bật điều hòa, bước tiếp theo là bạn nên điều chỉnh hướng gió cho thích hợp, tốt nhất là để luồng lạnh thổi hướng lên trên, tránh thổi trực tiếp vào người bé, nhất là phần đầu và tứ chi.
Ngồi trước điều hòa ngay khi vừa tắm đêm
Sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu lại tiếp tục ở dưới quạt hay điều hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, và đột quỵ.
Chạy vội vào phòng có điều hòa mát lạnh ngay khi đi ngoài trời nắng nóng cao điểm hoặc ngược lại
Đây là thói quen cực nguy hiểm, có thể dẫn đến sốc nhiệt, nguy cơ đột quỵ cực cao. Nguyên nhân là do cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời, nhất là khi di chuyển từ một chỗ quá nóng sang một nơi quá lạnh và ngược lại.
Mở máy điều hòa cả ngày
Bật máy điều hòa liên tục trong suốt cả ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khi ở lâu trong phòng kín bật điều hòa. Bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa không quá 2 giờ.
Khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới. Ngoài ra, nếu nằm ngủ máy lạnh thì lưu ý càng về đêm, cơ thể thiếu sự vận động, dễ bị cảm lạnh nên bạn cần điều chỉnh máy lạnh tăng nhiệt độ lúc đêm khuya.
Hạ nhiệt độ sau khi bé đổ mồ hôi
Mùa nắng nóng bé rất dễ đổ mồ hôi, vì vậy bạn nên tránh để nhiệt độ hạ thấp ngay khi mồ hôi trên người bé còn chưa khô, bất luận là việc tắm rửa hay bật điều hòa cũng vậy. Do sau vận động và đổ mồ hôi, lỗ chân lông trên cơ thể bé giãn nở, nếu lập tức chuyển sang môi trường lạnh sẽ khiến lỗ chân lông co lại đột ngột, dẫn đến các bệnh do nhiễm lạnh.
Vừa tắt điều hòa là cho trẻ ra ngoài ngay lập tức
Cũng tương tự như việc trẻ vừa đổ mồ hôi mà vào phòng điều hòa ngay sau đó, việc để trẻ ra khỏi phòng ngay sau khi tắt điều hòa cũng khiến nhiệt độ chênh lệch lớn, khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng, dễ sinh ra bệnh tật như đau đầu, cảm sốt… Tốt nhất sau khi tắt điều hòa, bạn nên cho trẻ ở trong phòng thêm một phút rồi mới ra ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10