Lời của người già trong nhà
Sống như một cơn gió | |
Con trai | |
Hiểu, để yêu thương |
Người già hỏi khách
Mùng năm tết, một người bạn “cũ” của bố tôi đến chúc tết. Tôi gọi bạn của bố là “bác”, gọi cậu bé con của bác (kém tôi gần chục tuổi) là “anh”. Bác trách bố tôi dạo này sao ít xuống nhà bác chơi.
Chuyện của người lớn, tình cảm đôi khi dựa trên quan hệ công việc. Có những tình bạn từng được nâng lên thành tình cảm gia đình rồi một ngày bỗng khiến con người ta mệt mỏi, chán ghét hoặc ái ngại khi nhắc đến. Đó là bởi vì công việc của ai đó trong số hai người đã không còn được thuận lợi, là bởi vì trong lúc khốn khó, họ đã chẳng giúp được nhau như kỳ vọng ban đầu. Hoặc có khi là vì thời thế nay đã khác.
Mọi thứ trên đời có đều có thể nhanh chóng đổi khác, nhưng lời của người già thì không. Bác nhắc với bố tôi rằng bà dạo này hay hỏi bố, sao bố không xuống thăm. Hóa ra, lời của người già chính là câu nói về lòng chung thủy.
Mỗi lời nhắc là chất chứa yêu thương. (ảnh minh họa: B.T) |
Người già “mắng yêu”
Bà ngoại tôi là người nhiều tuổi nhất trong họ. Đối với tôi, ngồi cùng bà đôi khi chỉ là để nghe những lời “mắng yêu”. Với nhiều người già, những tháng ngày sống của họ gắn liền với những nỗi lo dành cho hậu thế. Lo cho cuộc sống của các con, có điều gì không may không? Lo cho các cháu, bước vào đời gặp những gì, học hành thế nào.
Tôi dần lớn và hiểu về những “sai lầm” và “cạm bẫy” mà người già nhắc tới. Họ đã đi một đời, trải đủ những mất mát. Họ bây giờ chỉ còn những chân thành. Khi lòng chân thành đi cùng những nỗi lo thì người già sẽ “mắng” người trẻ. Mỗi lời mắng là một sự quan tâm theo dõi. Mỗi lời nhắc là chất chứa yêu thương.
Người già nhắc chuyện quá khứ
Tôi thấy những người lớn tuổi hay ôn chuyện quá khứ. Nhờ lời của bà ngoại và các bác mà tôi biết tới “cụ Còng”. Cụ còng mất khi tôi còn chưa sinh ra. Nhờ có lời kể của người già mà tôi biết được những chuyện từ thời bố tôi còn đi đóng gạch, tiền công vài nghìn một trăm viên gạch. Từ trong lời kể của người già về chuyện quá khứ, đó là những kết nối nguồn cội.
Chúng ta được xem bộ phim Người phán xử với câu nói nổi tiếng của ông trùm Phan Quân: Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, còn tất cả những thứ khác, có hay không không quan trọng.
Và hình như người trẻ sẽ hiểu được câu nói ấy, sẽ thấm được lời kể của người già về chuyện quá khứ theo thời gian. Bon chen với cuộc sống, có lúc mình khao khát về nhà. So đòn đánh gậy với cuộc đời, rồi có lúc mình nghĩ về mấy hạnh phúc giản đơn, như là nụ cười của một đứa trẻ mới trong họ. Đứa trẻ ấy phải gọi mình là “ông” cơ đấy, thật là oai!.
Lời người già nhắc chuyện quá khứ là những lời cho ta trân quý thêm những giá trị về gia đình.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04