“Lễ” đơn giản, “hội” ấn tượng
Lễ khai giảng năm nay có gì đặc biệt? | |
Hà Nội đồng loạt khai giảng vào ngày 5-9 |
Theo văn bản của Sở GD&DT gửi các phòng GD&DT, các trường quy định rõ thời gian tổ chức lễ khai giảng diễn ra trong 1h đồng hồ , từ 7h30 – 8h30 ngày 5/9. Do có sự hạn chế về thời gian diễn ra khai giảng nên các trường đều chủ động thay đổi kịch bản cho phù hợp, tránh tình trạng nhàm chán như những năm trước.
Những trường có từ 2 – 3 địa điểm đều có kế hoạch “quy về một mối”. Cô giáo Phạm Thu Hương, Hiệu trưởng trường mầm non B – Thanh Liệt, cho biết, mọi năm trường tổ chức khai giảng tại hai địa điểm khu Văn và khu Vực. Mặc dù tổ chức cùng ngày nhưng về giờ giấc do nhà trường tự bố trí sắp xếp để phù hợp với sự tham gia của các đại biểu, khách mời, cũng như ban giám hiệu nhà trường. Năm nay, tất cả các học sinh sẽ tập trung tại khu Vực để tham dự lễ khai giảng. “Nếu như những năm trước phải chi phí cho hệ thống loa đài, phông bạt...tại hai địa điểm thì năm nay chỉ gói gọn ở một địa điểm sẽ bớt tốn kém hơn...”, cô Hương cho biết thêm.
Dù đã tổ chức khai giảng năm học mới theo hướng gọn nhẹ trong nhiều năm qua, nhưng thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm, chuyên gia tâm lý giáo dục, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết. Trên cơ sở quy định mới của Bộ GD&DT về lễ khai giảng năm nay, chúng tôi sẽ giảm bớt thời gian đọc phát biểu, giữ nguyên các nghi thức như lễ dâng hương, đọc lời thề khuyến học. Khuyến khích các tiết mục giao lưu văn nghệ, vui chơi của học sinh để tạo không khí sôi nổi, hứng khởi cho các em học sinh chuẩn bị bước vào năm học mới.
Quy định mới về ngày lễ khai giảng năm học 2015 – 2016 nhận được sự đồng thuận của nhiều người. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, việc bỏ đi nghi thức đón các học sinh đầu cấp, nhiều người cho rằng, sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của buổi lễ, bởi các em được đón chào sẽ cảm thấy tự hào, phấn khởi và tự tin hơn với sự nghiệp học hành. Theo lãnh đạo một trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân, do hạn chế về thời gian, đặc biệt nghi thức chào đón các học sinh đầu cấp được xóa bỏ nên năm nay nhà trường đã thay đổi kịch bản khai giảng cho phù hợp. Các tiết mục vui chơi bổ ích có sự tham gia của các em học sinh lớp 1 sẽ giúp các em nhanh chóng hòa nhập môi trường mới hơn. Ngoài ra, việc tặng cho các học sinh lớp 1 một món quà ý nghĩa cũng được nhà trường chuẩn bị chu đáo.
Khi được hỏi về thông tin đổi mới trong lịch khai giảng năm học 2015 – 2016, Thu Thanh (THCS Giảng Võ – Hà Nội) cho biết, năm nào bọn em cũng phải tập diễu hành, đi đứng, vỗ tay trước hôm khai giảng chính thức cả tuần lễ. Thời tiết oi nắng khiến nhiều bạn mệt mỏi nên vào ngày khai giảng sẽ kém tươi hơn. Năm nay, thời gian tập cho khai giảng đã được giảm bớt, tuy nhiên chúng em mong muốn lễ khai giảng diễn ra nhanh chóng hơn, không phải chờ đợi lâu dưới nắng nóng nữa.
Còn Hải Anh (trường THCS Nghĩa Tân) bày tỏ mong muốn, ngày khai giảng sẽ mang không khí vui tươi và sinh động hơn nữa nếu tăng thêm các tiết mục văn nghệ, giao lưu giữa các khối lớp trong trường với nhau, đặc biệt là các em học sinh đầu cấp. Như thế sẽ giúp các em không còn bỡ ngỡ và nhanh chóng bắt nhịp với môi trường mới...
Năm học 2015-2016, Hà Nội sẽ có hơn 1,7 triệu học sinh ở 2.585 trường học và cơ sở giáo dục, tăng 11 trường và hơn 75.000 học sinh so với năm trước. Số giáo viên của thủ đô là 93.801 người, tăng 2.367 giáo viên so với năm học 2014-2015. |
Trên thực tế, theo nhiều phụ huynh, mặc dù chưa chính thức khai giảng nhưng các cháu đã rục rịch đi học trước đó từ 1 – 2 tuần, chẳng khác nào “giảng” rồi mới “khai”. Như vậy lễ khai giảng chỉ mang tính hình thức. Anh Hoàng Hùng (Tôn Thất Thuyết – Hà Nội) cho biết: “Ngày khai giảng phải bao gồm cả phần lễ và phần hội. Phần lễ cần đơn giản, phần hội phải gây ấn tượng cho học sinh, phụ huynh. Nhiều trường bật đĩa hát quốc ca cùng với các em học sinh nhưng theo tôi, nhà trường hãy để các em học sinh hát Quốc ca với tâm huyết của mình. Khi hát, tay các em sẽ để lên tim của mình. Tôi nghĩ đến cảnh học sinh cả nước đồng thời cất vang bài hát Quốc ca cùng một thời điểm sẽ rất xúc động. Đặc biệt khi xem lại những cảnh quay này trên truyền hình thì đó sẽ là cách giáo dục tốt nhất cho các em học sinh về trách nhiệm của bản thân với tổ quốc...”.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40