Xử lý Tội phạm kinh tế

Lấy “roi vọt” của thị trường thay thế hình phạt

Theo ông Đinh Thế Hưng (Trưởng phòng Pháp luật hình sự - Viện Nhà nước và Pháp luật – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam): “Hãy lấy “roi vọt” của thị trường thay cho hình phạt, lấy trừng phạt bằng kinh tế (phạt tiền) thay cho tước bỏ tự do đối với các tội phạm về kinh tế. Đó là xu hướng của hình luật”.
Đưa kiến thức pháp luật đến với người lao động
Trang phục bị cáo tại tòa: Giảm tính nghiêm minh của pháp luật
Trên 8.000 vụ việc pháp luật hình sự có liên quan đến HS-SV
Người vô hình trong pháp luật Việt Nam – họ là ai?

PV: Ông đánh giá thế nào khi thời gian qua liên tục xảy ra các vụ án kinh tế đặc biệt nghiêm trong?

Ông Đinh Thế Hưng: Trong tất cả các bản án, dù kết tội các bị cáo bằng chế tài nghiêm khắc, các cơ quan tư pháp đều không quên kiến nghị việc hoàn thiện pháp luật, chấn chỉnh quản lý trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh Hiến pháp, hệ thống pháp luật về kinh tế, pháp luật hình sự cũng cần có sự điều chỉnh để phù hợp trong lộ trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế quy định tại chương XVI Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành. Thể chế kinh tế là trạng thái, trật tự được thiết lập bởi các quy tắc mà trong đó các hoạt động kinh tế vận hành. Không phải là tất cả nhưng luật pháp, bao gồm luật hình sự, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên trạng thái, trật tự đó. Nếu sự điều chỉnh quá chặt chẽ và rộng sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư, nhà quản lý và ảnh hưởng đến sự thông thoáng của thể chế kinh tế, tạo sự bất an trong hoạt động kinh tế. Nhưng nếu lỏng sẽ dẫn đến nhờn luật và gia tăng tội phạm. Luật hình sự có độ “phủ sóng” tới tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực liên quan tới kinh tế như sở hữu, kinh doanh, phân phối, sử dụng nguồn tài nguyên... và cả hoạt động của nhân viên công quyền trong lĩnh vực này. Buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh... cũng như nhiều tội phạm khác trong lĩnh vực kinh tế tồn tại trong luật hình sự của rất nhiều quốc gia. Nhưng quy định về nó thế nào và trừng phạt nó ra sao thì không phải quốc gia nào cũng giống nhau. Có thể giải thích việc này từ góc độ quan niệm và sự vận hành thực tế của thể chế kinh tế từng quốc gia.

Lấy “roi vọt” của thị trường  thay thế hình phạt
Xét xử vụ án tham nhũng tại Công ty Vifon

PV: Ông có ủng hộ dự thảo quy định theo hướng, chuyển hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế sang hành vi cụ thể trong các lĩnh vực cụ thể?

Ông Đinh Thế Hưng: Từ khi đổi mới đến nay chúng ta đã có hai BLHS. Sự thay thế bộ luật này bằng bộ luật kia phản ánh nhiều khía cạnh, trong đó có việc thay đổi các quy định về tội phạm và hình phạt để phù hợp với thể chế kinh tế mới. Hàng loạt những tội phạm hiện diện trong BLHS 1986 phản ánh thể chế kinh tế cũ, đã không còn trong BLHS 1999. Ví dụ như tội lạm sát gia súc, ảnh hưởng đến sức kéo trong nông nghiệp. Không đánh giá đúng sai nhưng rõ ràng tội phạm đó không có cơ sở tồn tại trong thể chế kinh tế thị trường với quy luật cung cầu. Luật hình sự tác động đến thể chế kinh tế chẳng qua là một biểu hiện can thiệp của nhà nước vào thị trường, nói rộng hơn là nhà nước nằm ở đâu trong thể chế kinh tế thị trường, cái mà lâu nay người ta vẫn tranh luận. Xét cho cùng đây là vấn đề của luật công và luật tư trong thể chế kinh tế.

Theo báo cáo của ông Trần Trọng Lượng (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an) tại hội nghị báo cáo viên tháng 3/2015, tội phạm về kinh tế, tham nhũng tiếp tục diễn ra nghiêm trọng. Nổi lên là tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng gây thất thoát tài sản đặc biệt lớn. Tình trạng sở hữu chéo, thâu tóm, lũng đoạn ngân hàng phục vụ cho “lợi ích nhóm” tiếp tục gây tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia cũng như cả nền kinh tế. Thủ đoạn chủ yếu là nhóm cổ đông có ảnh hưởng chi phối tại các ngân hàng thương mại cổ phần sử dụng tiền huy động được của ngân hàng chuyển cho các công ty “sân sau” phục vụ lợi ích các nhóm như đầu tư chứng khoán, bất động sản, thâu tóm ngân hàng...

Hình luật cần ổn định nhưng thể chế luôn bám theo sự năng động khó lường của thị trường. Tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS hiện hành) là tội phạm đang gây tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, cần bỏ tội này ra khỏi BLHS. Bởi lẽ, trong cấu thành của tội này người ta phải dựa vào các quy định về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau để định tội. Các quy định về quản lý kinh tế thì vô cùng đa dạng, phức tạp và thay đổi liên tục nhiều khi không theo kịp thực tế đời sống. Văn bản chồng văn bản, văn bản không rõ ràng, thậm chí có khoảng trống khiến cho người áp dụng pháp luật lúng túng và tranh cãi về sự mập mờ của tội danh nào đó là điều dễ hiểu.

Chính vì vậy, tôi nhất trí với dự thảo quy định theo hướng, chuyển hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế quy định tại điều 165 BLHS hiện hành sang thành các hành vi cụ thể trong các lĩnh vực cụ thể. Đó là các tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, tài chính, chứng khoán, môi trường, cạnh tranh, ngân hàng… Bởi đối với các lĩnh vực này, hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm lợi ích tư mà còn lợi ích công.

Về chủ thể của tội phạm và trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Thể chế kinh tế thị trường cần thông thoáng và sự thỏa thuận được ưa thích hơn là sự can thiệp của công quyền, nhưng hình luật mang tính quyền lực nhà nước với sự trừng trị là thuộc tính. Chính vì vậy cần ưu tiên bảo vệ các chủ thể phi nhà nước khi chúng bị xâm hại bằng sự thỏa thuận và đền bù hơn là hình phạt. Luật hình sự chỉ ra tay bảo vệ khi có hành vi xâm phạm lợi ích và trật tự công hoặc dành cho người trong bộ máy công quyền gây ra. Chính vì vậy chúng tôi kiến nghị , đối với tội cố ý làm trái cần thu hẹp phạm vi chủ thể chỉ là những người có trách nhiệm trong cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp nhà nước. Hãy lấy “roi vọt” của thị trường thay cho hình phạt, lấy trừng phạt bằng kinh tế (phạt tiền), thay cho tước bỏ tự do đối với các tội phạm về kinh tế. Đó là xu hướng của hình luật. Mở rộng hình phạt tiền và hạn chế phạt tù là phương án được nhiều người đề cập.

PV: Còn những tội nào cần phải loại ra khỏi BLHS, thưa ông?

Ông Đinh Thế Hưng: Có, tội đầu cơ, cho vay nặng lãi, tín dụng đen cần loại bỏ trong BLHS. Tội này đang tồn tại trong BLHS nhưng thực tế xử lý tội này không nhiều. Bởi lẽ, nếu thị trường thông thoáng trong giao lưu, Nhà nước phản xạ nhanh trong điều tiết hàng hóa và quản lý thì cơ hội để mua vét hàng hóa bán lại với giá cắt cổ không có cơ sở để tồn tại. Tương tự như vậy đối với tội cho vay nặng lãi và tín dụng đen sẽ không có lý do xuất hiện khi hệ thống ngân hàng dồi dào thanh khoản, lãi suất hấp dẫn và có thủ tục dễ dàng cho người ta tiếp cận vốn... Từ đó cho thấy hình phạt không phải là cái duy nhất để hạn chế một tội phạm nào đó. Cái quan trọng vẫn là tiêu diệt những nền tảng tồn tại của tội phạm kinh tế trước khi điều chỉnh bằng Bộ luật Hình sự.

Hoàng Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tin khác

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

(LĐTĐ) Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố bị can đối với Trần Mạnh Hùng, là nhân viên cân băng liệu của Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, để tiếp tục điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết.
Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

(LĐTĐ) Đã có rất nhiều cảnh báo trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các nền tảng mạng xã hội về phương thức thủ đoạn của tội phạm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội phạm công nghệ cao dường như đang “len lỏi” vào từng gia đình...
Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị khởi tố, bắt tạm giam

Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị khởi tố, bắt tạm giam

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi"...
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 - Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với số tiền 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, của một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại huyện Diễn Châu.
Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

(LĐTĐ) Vụ việc được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện trong thời gian triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến việc thao túng cổ phiếu, công bố thông tin không đúng thời hạn,...
Liên tiếp xử lý các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm tại các tỉnh phía Nam

Liên tiếp xử lý các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm tại các tỉnh phía Nam

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường, đặc biệt là đối với mặt hàng kinh doanh là vàng bạc, đá quý… Thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường phí Nam liên tục kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động