Làm giàu từ hoa Lan giữa lòng Hà Nội

Người xưa có câu “vua chơi lan, quan chơi trà”, ý muốn nói chỉ có bậc quyền quý như vua chúa mới có thể chơi loại hoa này. Ấy vậy mà, ở xã Đông La (huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại có hẳn một làng nghề chơi và trồng hoa lan. Người dân nơi đây ví nghề trồng lan như một thú chơi phong lưu mà hái ra tiền.
lam giau tu hoa lan giua long ha noi Làm giàu từ tư duy không cần vào đại học
lam giau tu hoa lan giua long ha noi Làm giàu từ trồng mộc nhĩ
lam giau tu hoa lan giua long ha noi Làm giàu từ chăn nuôi lợn
lam giau tu hoa lan giua long ha noi Làm giàu từ nuôi chim bồ câu

Nhắc chuyện làm giàu từ lan, ông Nguyễn Tài Quân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông La cho biết: Toàn xã hiện có trên 200 hộ trồng lan với đủ các chủng loại khác nhau. Thôn Đồng nhân có thể coi là làng nghề trồng lan lớn nhất địa phương với trên 80 hộ phát triển loài hoa này. “Hiện tại, thị trường tiêu thụ lan không chỉ dừng ở phạm vi trong nước mà còn xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan… Ở trong nước, hiện nhu cầu thị trường rất “khát” các loại lan đột biến. Có gia đình bán lan đột biến theo xen-ti-met, nghĩa là cứ 500.000 đồng/cm. Hoặc có khi lan được tính bán theo nhánh, với giá 1 -3 triệu đồng/nhánh, tùy thuộc loại hoặc dòng lan. Nhiều mô hình trồng hoa lan ở địa phương hiện vẫn đang phát triển và mở rộng” – ông Quân chia sẻ.

lam giau tu hoa lan giua long ha noi
Trồng lan ở Đông La đem lại hiệu quả kinh tế cao

Theo lời ông Nguyễn Hữu Hùng – Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Đồng Nhân, Nghề trồng lan bén duyên trên đất Đông La Từ hơn 20 năm trước. Thời điểm đó, người dân trồng được rau, quả thường “đánh chuyến” đi buôn lên các mạn ngược như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang… sau những chuyến đi ấy, những giò lan rừng thường được người làng đem về làm quà.

Dần dà có nhà có tới cả vài chục giò lan, họ tỉ mẩn chăm sóc, mày mò khiến loài hoa từ rừng này dần thuần hóa. Hoa lan ra đều và đẹp, nhiều khách đến chơi thấy đẹp nên nài nỉ chủ nhà mua lại với giá cả triệu đồng. Vốn nhanh nhạy với thị trường, nhiều người dân Đông La đã chuyển nghề, họ đi buôn lan rừng và trồng tại nhà. Lan đem lại hiệu quả kinh tế cao nên phong trào trồng và gây giống loài hoa này ngày càng phát triển. “Ban đầu, chỉ có một đến hai hộ trồng lan, sau một vài năm, thấy mô hình cho hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ bắt đầu trồng với quy mô lớn. Nhờ cây lan, người Đông La đã vươn lên làm giàu. Nhiều vườn lan ở đây thu lãi từ 500 triệu đồng đến cả tỷ đồng/năm. Những gia đình có diện tích lan ít thì cũng lãi vài trăm triệu đồng” – ông Hùng hồ hởi. Ở Đông La có không ít hộ phất lên nhanh chóng nhờ trồng lan, trong đó phải kể đến nhiều chủ vườn như: Nguyễn Đăng Lĩnh, Hoàng Ngọc Trường, Tạ Công Thực… tuy nhiên, xét về diện tích được đầu tư quy mô thì hộ ông Nguyễn Hữu Nguyên thôn Đồng Nhân là lớn hơn cả. Hiện diện tích trồng lan của ông Nguyên lên tới 1.800m2, chủ yếu trồng các loài có giá trị kinh tế cao như: Hoàng thảo, phi điệp… mỗi giỏ lan có giá trung bình từ 300.000 đồng – 600.000 đồng/giỏ.

Ông Nguyễn Hữu Nguyên bắt đầu chơi và trồng lan từ năm 2000. Theo lời ông Nguyên, trồng lan đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều các loại cây trồng khác, ít nhất thu nhập cũng gấp 5 – 7 lần trồng lúa hoặc ngô. Hiện tại, vườn lan của ông Nguyên luôn có 2 lao động chính, lao động thời vụ có khoảng 15 người, mức lương trung bình từ 4 – 5triệu đồng/tháng. Tết Đinh Dậu vừa rồi, trừ chi phí vườn lan mang lại thu thu nhập cho ông Nguyên trên 700 triệu đồng.

Với vốn kinh nghiệm của mình, ông Nguyên bật mí: Nhiều người lầm tưởng cứ tưới nhiều, bón phân đạm nhiều là tốt nhưng tưới nhiều cây dễ úng, chết ngạt, thối rễ. Nguyên tắc tưới lan là giữa 2 lần tưới gốc cây phải khô, giò ẩm thì không tưới. Lan là loài phát triển chậm nên phải dùng loại phân tưới tan chậm trong 180 ngày và là phân hữu cơ tổng hợp. Mới đầu phải dùng loại phân kích thích mọc rễ, tăng trưởng, sau 3 tháng kích thích phát triển thân, lá, gần mùa hoa thì kích thích hoa và rễ phát triển.

“Những người mới “dính” đến lan thường cứ thấy đẹp, thích là mua mang về chơi. Do kém hiểu biết nên mất khá nhiều tiền mà cây vẫn chết. Vì thế, nếu thật sự đam mê, muốn chơi lan, cần hiểu rõ đặc tính của từng loài, xem nó thích hợp với khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ra sao từ đó mới chọn giống lan cho phù hợp” – ông Nguyễn Hữu Nguyên chia sẻ.

Trở lại câu chuyện làm giàu từ lan ở Đông La. Đến nay, thị trường tiêu thụ lan không chỉ bó hẹp quanh những vùng miền trong nước, giờ nhiều chủ vườn đã xuất bán lan ra nước ngoài. Hiệu quả kinh tế mang lại từ nghề trồng lan đã thấy rõ, đáng mừng hơn, hiện lan Đông La đã tạo dựng nên thương hiệu riêng trong giới “sành” chơi, là điểm đến của những người mê thú chơi phong lưu này.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động