Làm giàu từ nuôi chim bồ câu
Bồ câu nhận diện ung thư chính xác hơn cả máy chẩn đoán | |
Quảng Nam: Bắt được chim bồ câu mang ký tự lạ trên thân |
Cũng như bao người nông dân nghèo khó khác, gia đình anh Quyết phải xoay đủ thứ nghề để kiếm sống. Năm 2013, khi đang là công nhân kĩ thuật tại một công ty quảng cáo ở Sài Đồng, Hà Nội, anh được bạn bè kể rất nhiều về mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, thế là anh xây dựng ý tưởng nuôi chim bồ câu.
Anh Vũ Văn Quyết với mô hình trang trại nuôi bồ câu Pháp. |
Sau một thời gian dài suy tính, nghiên cứu, tìm hiểu về giống chim cũng như tập tính, môi trường sống của chúng, anh nhận thấy khá phù hợp với điều kiện của gia đình mình, anh Quyết đã bỏ ra hơn 30 triệu đồng để bắt đầu khởi nghiệp nuôi bồ câu.
Vạn sự khởi đầu nan, mặc dù gặp khá nhiều khó khăn nhưng anh Quyết vẫn không nản và quyết tâm giải quyết bằng cách quan sát, để ý về mọi diễn biến thay đổi, quá trình sinh hoạt của giống bồ câu.
Ngoài ra, anh còn tham khảo thông tin trên mạng internet, sách báo hướng dẫn kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp rồi thị sát tại các mô hình nuôi bồ câu tương tự trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Từ những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được, anh Quyết nhanh chóng áp dụng vào mô hình nhà nên chỉ một thời gian sau đó, số chim giống tăng lên nhiều so với những lứa trước.
Sau gần hai năm chăm sóc, từ 50 cặp chim giống ban đầu, đến nay đàn chim bồ câu của anh Vũ Văn Quyết đã lên tới hơn 300 cặp chim giống, hơn 100 cặp chim trưởng thành và mỗi tháng, anh xuất bán 70 - 80 cặp chim các loại, với giá 280.000 đồng/cặp chim trưởng thành, 90.000 đồng/con chim non. Trừ chi phí ban đầu, gia đình anh thu về hơn chục triệu đồng/ tháng.
Ngoài ra, để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa từ chim bồ câu, anh Quyết đã tiến hành nuôi cá truyền thống. Với diện tích ao chăn thả hơn 3000m2, anh Quyết dùng để nuôi các loại cá như: cá trắm, cá chép, cá trê lai… Bình quân sáu tháng anh thu hoạch cá một lần, mỗi lần tát ao, anh thu về khoảng 60 -70 triệu đồng..
Mô hình kinh tế nhà anh Quyết được Hội Nông dân xã lấy làm mô hình mẫu cho bà con trong xã học hỏi và làm theo. Với những thành công đạt được, anh Quyết xứng đáng trở thành lá cờ đầu trong phong trào thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Mai Hương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05