Làm giàu từ tư duy không cần vào đại học

Lựa chọn khởi nghiệp khi tròn 20 tuổi, chị Nguyễn Thị Trung (thôn Đại Tảo, xã Đại Thành, huyện Quốc Oai) không chỉ giúp gia đình mình thoát nghèo mà còn mang cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho hơn 100 lao động địa phương. 
lam giau tu tu duy khong can vao dai hoc 10 bước cần làm để trở nên giàu có
lam giau tu tu duy khong can vao dai hoc Làm giàu từ trồng mộc nhĩ
lam giau tu tu duy khong can vao dai hoc 10 lý do khiến bạn sẽ không bao giờ trở thành triệu phú

Với niềm đam mê về may mặc, sau khi tốt nghiệp PTTTH thay vì thi đại học, chị Trung lại chọn tham gia lớp học nghề may công nghiệp. Lý do thật đơn giản, là bước sang tuổi 16- 17 chị Trung đã nung nấu sẽ mở cho mình một xưởng may nho nhỏ.

Và niềm nung nấu càng trở thành hiện thực khi chính tại vùng quê chị sinh ra và lớn lên ngoài làm ruộng thì chưa hề có nghề phụ nào để tăng thu nhập cho bà con, trong khi chị em phụ nữ sau những ngày nông nhàn lại không có việc để làm, đời sống bấp bênh.

lam giau tu tu duy khong can vao dai hoc
Chị Nguyễn Thị Trung đang làm việc tại xưởng may của mình.

Thế là năm 2006, chị bắt tay vào mở xưởng may của chính mình. Với tuổi đời chưa nhiều, kinh nghiệm còn ít, thậm chí nghề may còn chưa phổ biến ở địa phương cho nên chị Trung vấp phải không ít trở ngại. Từ việc lấy đâu ra nguồn vốn, tìm đâu ra nhân lực đã khiến chị không ít phen đau đầu.

Tuy nhiên, sau bao biến cố, cùng với sự nỗ lực bản thân, giờ đây chị cũng đã gặt hái được không ít thành công từ đam mê mình theo đuổi. Nhờ tay nghề cao cùng với sự tỉ mỉ, xưởng may của chị dần chiếm được uy tín, sự tin tưởng của khách hàng, càng ngày chị càng nhận được nhiều hợp đồng sản xuất hơn. Giờ đây, không chỉ cung cấp cho địa phương, các huyện lân cận, sản phẩm may mặc từ xưởng của chị đã sang các tỉnh khác: Phú Thọ, Hòa Bình...

Thị trường ngày càng mở rộng, vì vậy, để thuận tiện cho các mối giao hàng và tạo công việc làm ăn thuận lợi cho lao động địa phương, ngoài xưởng may tại thôn, chị Trung đã mở thêm 5 cơ sở may khác tại các xã lân cận trong huyện và ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình.

Mỗi ngày, các xưởng may của chị sản xuất ra từ 1.500 – 1.600 sản phẩm, trừ mọi chi phí, mỗi năm các xưởng cho thu lãi từ 300 – 500 triệu đồng. Giờ đây, không những thoát nghèo cho bản thân, chị còn tạo cơ hội việc làm cho gần 130 lao động, với mức thu nhập ổn định từ 5 – 7 triệu đồng.

Ngoài tạo công ăn việc làm cho công nhân, chị Trung còn luôn chia sẻ, cảm thông tới hoàn cảnh phụ nữ khó khăn. Thấy ai không có việc làm, còn khó khăn về kinh tế, chị lại mời họ về làm tại xưởng của gia đình mình, chị luôn mong muốn từ những cảm thông mọi người có thể “sát lại gần nhau”. Tính đến nay, chị đã giúp đỡ được một hội viên thuộc hộ cận nghèo và hộ nghèo của thôn thoát nghèo.

Trong thời gian tới, chị cũng đang tìm hiểu các thủ tục thành lập công ty, để có tư cách pháp nhân, đóng bảo hiểm và đảm bảo chế độ cho các chị em khi làm việc tại các xưởng may của gia đình chị.

Theo chị Nguyễn Thị Thêu – Chủ tịch Hội phụ nữ xã Đại Thành cho biết: “Chị Trung là một hội viên phụ nữ tiêu biểu của hội phụ nữ xã. Trước đây cũng là một hộ gia đình khó khăn, tuy nhiên, qua sự cố gắng, hiện chị đã là chủ cơ sở may, tạo việc làm cho nhiều chị em trong chi hội, trong xã. Ngoài làm kinh tế, chị Trung cũng rất tích cực với các phong trào của hội, địa phương”.

Với sự quyết tâm, chịu khó tự tìm hướng đi thích hợp để phát triển kinh tế gia đình, chị Trung đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. Chị chia sẻ: “Tôi mong muốn, chị em phụ nữ ở địa phương có thể tìm được công ăn việc làm, thu nhập ổn định mà không phải đi đâu xa. Với tôi, làm kinh tế chỉ là một phần, cái quan trọng hơn cả là chị em có thể thấu hiểu và chia sẻ được với nhau, gần nhau để cùng vượt qua được những khó khăn của cuộc sống”.

Hồng Hải

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; luôn nhiệt huyết, hết mình vì hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động… đó là những ấn tượng về bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, 1 trong số 10 gương mặt tiêu biểu vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

(LĐTĐ) Vừa qua, cô giáo Phùng Thúy Hằng (Trường Tiểu học Tô Hiệu) đã được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vinh danh "Người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024". Không chỉ là một cô giáo yêu nghề, giỏi chuyên môn, miệt mài đứng trên bục giảng, bước chân cô còn đi khắp các nẻo đường làm thiện nguyện.
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Về thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ai cũng biết đến anh Nguyễn Văn Toán, một Bí thư Chi bộ, trưởng thôn năng động. Anh Toán luôn tích cực tuyên truyền, vận động anh em, bạn bè, ủng hộ cho thôn để làm đẹp quê hương mình; vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động