Làm gì để tránh suy hô hấp?
Ăn tiết canh lợn dịp Tết, một bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu | |
Bé trai 14 tháng suy hô hấp cấp tính do uống nhầm dầu Parafin |
Đơn cử như vụ cháy nghiêm trọng tại chung cư Carina ở TP. Hồ Chí Minh vừa qua đã khiến 13 người chết, hàng chục người bị thương. Theo các chuyên gia y tế, khi hỏa hoạn xảy ra, đa số các trường hợp tử vong là vì ngạt khói, trước khi chết vì bỏng. Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong khi xảy ra hỏa hoạn, những nguy cơ thường gặp đối với sức khỏe gồm ngộ độc, bỏng và chấn thương.
Trong đó, nguy cơ ngộ độc có thể dẫn đến tử vong nhanh cho các nạn nhân của các vụ cháy. Bởi khi hỏa hoạn xảy ra, tùy thuộc vào nguyên liệu cháy và độ thông thoáng ở khu vực đó mà sinh ra các chất, khí, khói, bụi… khác nhau.
Các nạn nhân trong vụ cháy chung cư Carina ở TP. HCM nhanh chóng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. |
Và những sản phẩm khói, bụi, khí độc thải ra khi cháy lại được phân ra làm 3 dạng chất. Thứ nhất là những chất kích ứng, gây tổn thương trực tiếp niêm mạc đường hô hấp. Đáng chú ý là các hợp chất clo, các hợp chất có lưu huỳnh gây kích thích tổn thương trực tiếp niêm mạc mũi, họng, niêm mạc đường hô hấp sâu bên trong. Nạn nhân thường có những biểu hiện như: cay mắt, cay mũi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ho sặc sụa, ho nhiều… đường thở có thể bị tổn thương, gây co thắt, thở rít, khó thở, tổn thương cả bên ngoài và bên trong. Đặc biệt, nạn nhân bị tổn thương từ thanh quản trở xuống, gây chèn ép đường hô hấp, tổn thương bên trong đường hô hấp, bong tróc niêm mạc hô hấp, gây hẹp, tắc thở, tổn thương nhu mô phổi và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhóm chất thứ 2 là chất gây độc với cơ thể, gây độc cho máu, điển hình là CO. Nhưỡng chất này có thể gây ảnh hưởng tại chỗ, nhưng nguy hiểm hơn là nó hấp thu rất nhanh vào đường hô hấp, thông qua đường hô hấp vào trong cơ thể, vào máu và gây hại. Tác hại của chất gây độc với cơ thể là gây thiếu oxy, giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, ngăn cản khả năng sử dụng oxy của các tế bào, gây độc trực tiếp với các tế bào cơ, tim, não, thần kinh…Nạn nhân khi bị ngộ độc chất này thường biểu hiện ngộ độc rất nhanh, dẫn đến bất tỉnh, co giật, ảnh hưởng tim mạch, tụt huyết áp dẫn tới tử vong nhanh.
Nhóm thứ 3 là các chất khí gây ngạt đơn thuần, ít nguy hiểm hơn, phổ biến là khí CO2. Nguyên nhân là do quá trình lửa cháy đã tiêu thụ hết oxy, tạo ra các khí khác, phổ biến là CO2 và khí này được thải quá nhiều trong khi cháy làm cho nạn nhân bị thiếu oxy. Ngoài ra, điều nguy hiểm hơn được bác sĩ Nguyên nhấn mạnh là nguy cơ nạn nhân bị bỏng đường hô hấp khi gặp hoản hoạn. Bỏng đường hô hấp là loại bỏng đặc biệt, gây tổn thương đường hô hấp, xảy ra khi nạn nhân hít thở trong nhiệt độ không khí quá cao và hít phải các chất độc sinh ra từ đám cháy.
Trong quá trình hô hấp, nạn nhân hít phải khí nóng và khí này khi vào cơ thể sẽ gây tổn thương đường thở, tổn thương này có thể chỉ là một phần đường hô hấp hoặc toàn bộ đường hô hấp. Bao gồm các niêm mạc tử mũi đến tận phổi. Theo bác sĩ Nguyên: “Khí nóng gây tổn thương niêm mạc, phù nề, tiết dịch trong đường thở khiến đường thở bị chít hẹp. Cùng lúc đó, oxy bên ngoài đang thiếu sẽ khiến cơ thể thiếu oxy nghiêm trọng, càng thiếu oxy, đường thở lại càng phù nề khiến bệnh nhân bị ngộ độc do thiếu khí”.
Để nhận biết sớm những dấu hiệu nhân nhân hít phải khí nóng, người tham gia cấp cứu cần chú ý những biểu hiện của nạn nhân như: bỏng rát mặt mũi, cháy lông mũi, cháy mắt, cháy tóc…Việc phát hiện và cấp cứu sớm các trường hợp bỏng đường hô hấp sẽ giúp giảm tình trạng sưng nề, bong tróc niêm mạc, hẹp đường hô hấp, suy giảm hô hấp và giảm tử vong cho người gặp nạn. Bên cạnh đó, các chất bụi, nhất là bụi than, bụi khói có thể không gây độc toàn thân nhưng cũng làm phức tạp thêm tình trạng sức khỏe người bị nạn. Bởi, các chất này ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây két, nghẽn đường hô hấp. Nhất là khi bụi này kết hợp với các niêm mạc bong ra ở đường hô hấp tạo thành các nút nhầy cản trở đường thở của nạn nhân là rất nguy hại.
Đặc biệt, với trẻ nhỏ, nguy cơ tổn thương đường hô hấp, ngộ độc thường nặng và nguy hiển hơn so với người lớn. Lý giải về điều này, bác sĩ Nguyên cho biết: Khi xảy ra hỏa hoạn, cơ thể trẻ non nớt nên dễ bị tổn thương và khi gặp tổn thương, vết thương thường nặng dẫn đến lâu khỏi hơn người lớn. Hơn nữa, đường hô hấp của trẻ nhỏ hẹp, chưa hoàn thiện, niêm mạc hô hấp mỏng, nên khi hít phải hơi nóng, khí độc, đường hô hấp của trẻ dễ bị sưng nề, bong tróc nặng. Một yếu tố nữa làm cho trẻ bị bộ độc, bỏng đường hô hấp nặng khi gặp hỏa hoạn là do trẻ hiếu động, chạy nhảy nhiều nên dễ bị suy sụp trong hoàn cảnh thiếu oxy, nhu cầu hít thở cao dẫn đến hít phải khí độc nhiều.
Do đó, theo bác sĩ Nguyên, để an toàn, những nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ trong các vụ họa hoạn cần được sớm đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời. Với những trường hợp tiếp xúc ở xa, các yếu tố nguy hiểm không ảnh hưởng nhiều cũng nên đến các cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra để có biện pháp thích hợp loại bỏ khí độc đã đi vào cơ thể.
Đối với những trường hợp bỏng nhẹ, bác sĩ Nguyên cho biết nạn nhân cần được xử trí làm mát tổn thương bỏng để giúp làm dịu cảm giác đau. Tưới nước mát (không phải nước lạnh) lên vết bỏng từ 10 - 15 phút hoặc cho tới khi đỡ đau. Hoặc ngâm vết bỏng trong nước mát hay dùng gạc lạnh làm mát bết bỏng. Vết bỏng được làm mát sẽ đỡ phù nề do da được hạ nhiệt. Chú ý không chườm đá lạnh lên vết bỏng. Tháo nhẫn hoặc bất cứ thứ gì thắt chặn khỏi vùng tổn thương bỏng. Cố gắng làm thật nhanh và nhẹ nhàng trước khi vùng tổn thương bỏng phù nề. Không làm vỡ các bọng nước nhỏ.
Nếu bọng nước vỡ, làm sạch nhẹ nhàng vùng tổn thương bằng xà bông nhẹ và nước, bôi thuốc mỡ kháng sinh và che phủ tổn thương bằng một miếng băng gạc không dính. “Bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem hydrocortisone liều thấp vì nó có thể làm giảm đau trong một số trường hợp bị bỏng. Đặc biệt mọi người cần cân nhắc tiêm phòng uốn ván và đi khám bác sĩ nếu có các bọng nước lớn, tổn thương bỏng trên một một vùng lớn của cơ thể”, bác sĩ Nguyên cho biết thêm.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00