Ký ức Tết thời mậu dịch
Nhớ Tết xưa |
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú. |
Tết đến xuân về, ai cũng náo nức chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc, mỗi gia đình, cá nhân đều có những ký ức đẹp về một mùa xuân mới. Tôi được may mắn công tác trong ngành bán lẻ của mậu dịch quốc doanh mấy chục năm từ thời kỳ bao cấp chuyển sang hạch toán kinh tế, kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chính vì vậy, mỗi dịp Tết đến luôn có những suy nghĩ về Tết xưa và nay, mong góp một phần nhỏ vào việc nhớ lại Tết thời xa xưa và hiện tại của Thủ đô và dất nước.
Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975) đến năm 1986, chúng ta phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, nên chỉ riêng cái chuyện mua sắm Tết cũng “bao cấp” luôn. Tết bao cấp thật có nhiều điều muốn kể lại, những cái Tết ấy lo cho các gia đình chủ yếu do các công ty mậu dịch quốc doanh đảm nhiệm như: Bách hóa bán lẻ, bách hóa tổng hợp, lương thực thực phẩm, vật liệu kiến thiết, chất đốt, vải sợi may mặc, rau quả,v.v. đều lo chạy hàng phục vụ nhân dân Thủ đô từ rất sớm. Nào là thịt lợn, gạo nếp, lá dong đến bóng bì, bánh đa nem, hạt tiêu, mì chính, mứt tết, nước mắm, cá tươi, rau củ quả ,v.v. Rất nhiều mặt hàng thời đó đều bán theo định lượng bìa A,B, C, D. Để bán được hàng cho nhân dân, các công ty phải tổ chức những chuyến thu mua hàng hóa ở miền xuôi và miền ngược như thịt lớn, gạo tẻ , gạo nếp ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ; thu mua lá dong, rau quả tươi ở các tỉnh miền núi phía Bắc,v.v. Tất cả đều bận rộn, vất vả, song rất hăng hái để phục vụ nhân dân. Một khi hàng hóa đã tương đối đầy đủ, một số công ty lại lo đóng gói hàng, những mặt hàng khô như bóng bì, bánh đa nem, mỳ chính, hạt tiêu, đảm nhiệm việc đó là cửa hàng bách hóa tổng hợp và công ty bách hóa bán lẻ thành phố, các công ty khác như thực phẩm, vải sợi, lương thực, chất đốt thì tổ chức bán ra theo tiêu chuẩn và ít phải đóng gói hơn. Thời bao cấp, việc tổ chức bán ra cho nhân dân rất sớm và bán tận cùng đến ngày 30 Tết mới thôi, những ngày đó là những ngày phục vụ vô cùng vất vả , với công đầu phục vụ là các công ty Thực phẩm và Bách hóa bán lẻ.
Thời bao cấp lo được cho các gia đình một cái Tết tươm tất thật là hạnh phúc cho những công ty mậu dịch nhà nước được phục vụ , mọi người cảm thấy rất vui vì tiêu chuẩn định lượng, giá cả và chất lượng tương đối đảm bảo cho nhân dân. Những địa chỉ quen thuộc phục vụ nhân dân Thủ đô như Bách hóa tổng hợp, cửa hàng 12 Bờ hồ, số 5 Nam Bộ, Thủy Tạ, Tông Đản, Thực phẩm chợ Hôm, Nhà Thờ . Những địa danh ấy, người tiêu dùng không bao giờ quên được. Tuy vật chất thời gian đó còn thiếu thốn, song tình người vẫn vô cùng ấm áp. thu nhập sàn sàn nhau, hưởng theo tiêu chuẩn, bìa phiếu, nhưng họ vẫn “liệu cơm gắp mắm” để lo cho 3 ngày Tết. Ngoài phục vụ của Mậu dịch quốc doanh, các nhà cũng chuẩn bị thêm quỹ hàng hóa cho mình như tích góp quả trứng, cân bột mỳ để làm bánh quy gai, hay nuôi vài con gà, chung nhau con lợn để gần Tết giết thịt chia nhau, góp thêm cho mâm cỗ thêm ấm cúng, đầy đủ hơn.
Ký ức Tết thời bao cấp vẫn khiến nhiều người dân nao lòng khi nhớ lại. |
Tết thời bao cấp là như vậy, nhiều khó khăn phức tạp trong phục vụ, song những người trong cuộc “làm dâu trăm họ’ vẫn luôn luôn vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ mà thành phố đã giao cho. Nhớ lại thời xưa bao cấp để viết kỹ hơn, so sánh nhiều hơn với ngày hôm nay. Để phục vụ cho cái Tết , các công ty phải nắm nhu cầu thị trường, sức mua, khả năng thanh toán để tổ chức thu mua hàng hóa, điều quan trọng là sau Tết, hàng hóa không bị dư thừa, sau khi phục vụ đầy đủ cho nhân dân. Thời đại ngày nay, vạn người bán, trăm người mua, chính vì vậy, các công ty phải kiên trì xây dựng thương hiệu của mình , chăm lo chữ tín trong kinh doanh, thu mua hàng hóa với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh, đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng có nhiều quyền hơn , ngày thường cũng như ngày Tết, họ không phải mua tích góp sớm mà đàng hoàng mua bán, mua có lựa chọn với những địa chỉ đáng tin cậy trong thành phố .
Đối với những gia đình có thu nhập trung bình khá trở lên, chủ yếu mọi người đi siêu thị, trung tâm thương mại để mua hàng, đi một buổi họ mua đủ hàng Tết. Còn những gia đình thu nhập thấp hơn, gia đình nghèo thì mua sắm chủ yếu ở cửa hàng lẻ, chợ, thậm chí cả hàng rong. Siêu thị ở Hà Nội mới đảm nhiệm được 15-17% doanh số bán lẻ và quỹ hàng hóa, còn lại trên 80% là thị trường tự do chưa được tổ chức chặt chẽ đảm nhận. Thị trường này giá cả rẻ hơn, mua bán thuận tiện hơn, song lại chứa khá nhiều rủi ro cho người tiêu dùng, nhất là những hàng thực phẩm tươi sống. Quy luật cạnh tranh trong cơ chế mới đã đem lại vị thế cho người tiêu dùng Thủ đô được lựa chọn hàng hóa nhiều hơn, được tìm những địa điểm tin cậy để mua bán. tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường vẫn còn ; nạn hàng lậu, hàng giả, kém phẩm chất vẫn còn lưu thông nhiều trên thị trường mà chưa thể kiếm soát hết được.
Dịp Tết cũng là dịp tiêu dùng gấp 2-3 lần ngày thường, là dịp mà những đối tượng làm ăn bất chính tìm cơ hội lừa dối người tiêu dùng và xã hội. Lời dạy của Bác Hồ về sự công bằng vẫn còn nguyên giá trị, chúng ta phải phấn đấu ngày thường cũng như ngày Tết đảm bảo sự công bằng giữa người mua và người bán, giữa người sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và hệ thống phân phối, quan trọng là đảm bảo bằng được lợi nhuận hợp lý cho người sản xuất. có như vậy, quỹ hàng hóa phục vụ nhân dân luôn luôn dồi dào, có chất lượng, giá cả tương đối ổn định và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Tết ngày nay là như vậy, khác với Tết xưa nhiều lắm.
Viết đến đây đã khá dài, tôi luôn mong muốn cho nhiều cái Tết được đầy đủ và an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô. muốn vậy , nhà nước ta cần đổi mới và kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch, thông thoáng, sẽ là tiền đề cho sự phục vụ những cái Tết an toàn hơn, vui tươi hơn và tiết kiệm hơn, trước mắt cũng như trong tương lai.
Một mùa Xuân mới lại đến, tôi chúc cho mọi người, mọi gia đình sắm Tết, vui Tết một cách đàng hoàng, an toàn, tiết kiệm để tiếp tục phấn đấu trong học tập, công tác, góp phần đem lại những mùa xuân bất tận cho Thủ đô yêu dấu và đất nước hình chữ S thân yêu của chúng ta.
Hà Nội ngày 20 /12 /2016
Vũ Vinh Phú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03