Kỳ thi THPT quốc gia 2017: Địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Đáp án chi tiết đề tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2017 | |
Hôm nay công bố đề thi tham khảo Kỳ thi THPT quốc gia 2017 | |
“Chạy nước rút” cho kỳ thi THPT quốc gia 2017 |
Từ năm 2015 đến nay, khi tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia thì vai trò của Sở GDĐT ngày càng rõ nét, phù hợp với bản chất của kỳ thi cũng như trách nhiệm trước xã hội của các địa phương.
Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) Mai Văn Trinh cho biết công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia năm 2017 đang được thực hiện tích cực, chu đáo tại các địa phương.
Ảnh minh hoạ |
Tất cả các tỉnh/thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố làm Trưởng ban. Thành phần của Ban chỉ đạo có đại diện lãnh đạo sở GDĐT, trường ĐH, CĐ đến phối hợp, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh đã chủ động triển khai công tác tổ chức thi THPT quốc gia của địa phương mình thông qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch công tác, phân công trách nhiệm rõ ràng đối với các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ.
Các điều kiện đảm bảo cho kỳ thi đều được các địa phương tính toán cụ thể và có phương án bố trí hợp lý, đảm bảo đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của quy chế. Đặc biệt, ngay cả ở các vùng có điều kiện khó khăn như các tỉnh thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, các tỉnh biên giới, hải đảo… cũng đã dành những điều kiện tốt nhất có thể cho các cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh tham gia kỳ thi này.
Các tổ chức xã hội, đoàn thể đều sẵn sàng hỗ trợ kỳ thi thông qua các chương trình “tiếp sức mùa thi” để hỗ trợ thí sinh và người nhà thông qua các chương trình từ thiện như cấp bữa ăn, nước uống, nơi ở miễn phí cho thí sinh. Một số địa phương cũng đã huy động thêm được nguồn kinh phí để hỗ trợ thêm cho cán bộ các ĐH, CĐ về coi thi và cho các thí sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thi cấp huyện như “cánh tay nối dài” của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh để triển khai tốt công tác chuẩn bị cũng như tổ chức thi trên địa bàn.
Với số lượng đề thi trắc nghiệm rất lớn, Bộ GDĐT đã hướng dẫn chi tiết quy trình in sao đề thi tại các địa phương. Trong đó, đặc biệt lưu ý địa điểm in sao phải đảm bảo 3 vòng độc lập, cách ly, đáp ứng yêu cầu bảo mật, ăn, ở, in sao đề thi, phòng chống cháy nổ. Qua các đợt kiểm tra vừa qua cho thấy các địa phương đều đã có phương án chuẩn bị rất chi tiết, cẩn thận cho công tác in sao đề thi, xem đây là khâu rất quan trọng quyết định đến thành công của kỳ thi năm nay.
Trước băn khoăn việc giao quyền chủ động cho các Sở GDĐT tổ chức thi rất khó nghiêm túc vì áp lực tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT hay việc chạy theo “bệnh thành tích” mà “nới lỏng”, ông Trinh cho hay trước đây, qua các giai đoạn khác nhau thì các Sở GDĐT đều đã chủ trì các kỳ thi với những mức độ khác nhau. Những khó khăn, bất cập, hoặc những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong quá khứ là bài học kinh nghiệm sâu sắc để tổ chức các kỳ thi, trong đó có Kỳ thi THPT quốc gia.
Từ năm 2015 đến nay, khi tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia thì vai trò của Sở GDĐT ngày càng rõ nét, phù hợp với bản chất của kỳ thi THPT quốc gia cũng như trách nhiệm trước xã hội của các địa phương khi tổ chức kỳ thi này. Kỳ thi năm 2015, 2016 là sự tập dượt, chuẩn bị từng bước để năm 2017 này tổ chức thi tại các địa phương do Sở GDĐT chủ trì.
Bộ GDĐT sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp đi liền với phân cấp, gắn tự chủ với tự chịu trách nhiệm cho các địa phương, đơn vị; đẩy mạnh tập huấn nghiệp vụ đi liền với nêu cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ tham gia tổ chức thi; quán triệt kỹ quy chế cho thí sinh và cán bộ tham gia các khâu của kỳ thi; tăng cường công tác truyền thông để tạo sự đồng thuận, trong thí sinh, phụ huynh và xã hội để đảm bảo kết quả thi chính xác, khách quan, công bằng.
Các trường ĐH, CĐ sẽ tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương. Ở khâu coi thi, trong mỗi phòng thi sẽ có một cán bộ là giáo viên THPT của tỉnh và một cán bộ giảng viên ĐH, CĐ làm giám thị. Tại mỗi điểm thi sẽ có một cán bộ đến từ trường ĐH, CĐ làm Phó trưởng điểm thi. Lãnh đạo trường ĐH, CĐ sư phạm tham gia làm Phó trưởng Ban chấm thi, cán bộ, giảng viên của các trường sẽ tham gia chấm thi.
“Công tác thanh tra sẽ được tăng cường, tất cả các vi phạm quy chế thi đều sẽ được xử lý nghiêm túc, đủ sức răn đe theo quy định của Quy chế và pháp luật hiện hành”, ông Trinh khẳng định.
Theo MK/ baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục
Xã hội 26/10/2024 10:50