Kỳ thi THPT quốc gia 2015: Làm được 50% số câu hỏi có thể đỗ tốt nghiệp
Lưu ý giúp “ăn chắc” điểm Toán thi THPT quốc gia | |
Đã có lịch thi THPT quốc gia 2015 | |
Thi THPT Quốc gia 2015: Các cụm thi tại Hà Nội đã sẵn sàng |
2,5 điểm/môn vẫn đỗ
Đã ôn tập khá đầy đủ nhưng em Phạm Thị Hoa - học sinh Trường THPT Phụ Dực (Quỳnh Phụ, Thái Bình) vẫn hết sức lo lắng. Hoa cho biết: “Các đợt thi thử của trường em rất cố gắng nhưng kết quả cũng chỉ đạt trung bình. Các đề thi mô phỏng theo đề minh họa của Bộ GDĐT rất khó đối với những học sinh chỉ có mục đích thi để xét tốt nghiệp như em”. Lo lắng của thí sinh Phạm Thị Hoa cũng là lo lắng của nhiều thí sinh đã tham dự kỳ thi thử THPT do các trường và các địa phương tổ chức trước đó với đề thi mô phỏng theo đề minh họa của Bộ GDĐT.
Thí sinh trong kỳ thi đại học 2014 tại Hội đồng thi Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Ảnh: Đàm Duy |
Trả lời báo chí ngày 23.6 về vấn đề này, ông Mai Văn Trinh khẳng định, đề thi chỉ có 40% nội dung khó mang tính phân hóa dành cho những thí sinh có mục đích thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, 60% còn lại nằm trong phạm vi kiến thức cơ bản dành cho học sinh xét đỗ tốt nghiệp. Nếu so với kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước lấy điểm 10 là điểm tối đa thì năm nay điểm 6 sẽ là điểm tối đa với điều kiện xét tốt nghiệp, thí sinh đạt 3/10 là đạt yêu cầu trung bình. “Như vậy mỗi thí sinh chỉ cần làm được 50% các câu hỏi cơ bản trong đề thi là coi như đỗ tốt nghiệp” – ông Trinh nói.
Cũng theo ông Trinh, sau khi lấy ý kiến góp ý, cấu trúc đề thi sẽ được sắp xếp từ dễ đến khó chứ không trộn lẫn các mức độ câu hỏi với nhau như ý định ban đầu để học sinh không bị “sốc” trong quá trình làm bài. Ngoài ra, điều kiện để đỗ tốt nghiệp năm nay “dễ thở” hơn vì điểm xét tốt nghiệp còn căn cứ 50% vào điểm học bạ 3 năm phổ thông của thí sinh cộng với các loại điểm ưu tiên. “Vì vậy, có thể có thí sinh chỉ đạt 2,5 điểm/môn vẫn đỗ tốt nghiệp” – ông Trinh chia sẻ.
Để đảm bảo công bằng cho thí sinh, ba-rem chấm thi năm nay cũng sẽ được điều chỉnh chi tiết đến 0,25 điểm và không làm tròn để thí sinh không bị mất điểm trong từng bước làm bài.
Thông tin từ Bộ GDĐT, Bộ đã chỉ đạo các trường, Sở GDĐT chủ trì cụm thi lựa chọn giám khảo chấm thi là những giáo viên có trình độ và kinh nghiệm. Đề thi được bảo mật tuyệt đối. Thời điểm này, những người làm công tác in sao đề thi tại các cụm thi đã được cách ly, không dùng điện thoại, Internet... đến hết thời gian diễn ra kỳ thi (ngày 4.7).
Được điều chỉnh sai sót trước ngày 27.6
Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, mới đây Bộ GDĐT đã chỉ đạo các Sở GDĐT và trường ĐH chủ trì cụm thi tạo điều kiện cho thí sinh được sửa chữa thông tin trước ngày 27.6 (trước đây là 20.6).
Cụ thể, các Sở GDĐT tập hợp các đề nghị sửa chữa sai sót trong dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh đối chiếu thống nhất và chuyển về các hội đồng thi trước ngày 24.6, in giấy báo dự thi đã chỉnh sửa cho thí sinh trước ngày 27.6. Các trường ĐH, CĐ chủ trì cụm thi vẫn tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh tự do, thí sinh dự tuyển vào các trường công an, quân đội đã qua sơ tuyển nhưng chưa đăng ký dự thi đến hết ngày 24.6. Hoàn thành việc sắp xếp phòng thi cho thí sinh có thay đổi về môn thi trước ngày 26.6. Đối với những thí sinh chưa nhận được giấy báo dự thi có thể kiểm tra giấy báo và in từ địa chỉ thisinh.thithptquocgia.edu.vn.
Ông Nguyễn Tiến Minh – Phó Trưởng ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam khuyên: “Thí sinh cần phải ghi nhớ thật kỹ các quy định trong quy chế thi. Tuyệt đối không mang điện thoại vào phòng thi. Chỉ được mang vào phòng thi: Bút bi, bút chì, compa, Atlat địa lý Việt Nam; phải có mặt tại phòng thi đúng quy định”.
Đối với những thí sinh lần đầu tiên lên thành phố hoặc đến các tỉnh khác dự thi còn bỡ ngỡ, “địa chỉ vàng” mà các em và người nhà cần tìm đến là lực lượng sinh viên tình nguyện. Tại đây, thí sinh sẽ được hướng dẫn cụ thể về tìm chỗ ăn, ở, địa điểm thi, và nhiều hỗ trợ khác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20