Kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc: Luôn là thành viên có trách nhiệm

Tính đến nay, tròn 40 năm Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp quốc (20/10/1977 - 20/10/2017). Trải qua chặng đường 4 thập kỷ, với tư cách là thành viên, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Liên Hợp quốc (LHQ); đồng thời Việt Nam cũng nhận nhiều hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tổ chức này.
ky niem 40 nam viet nam gia nhap lien hop quoc luon la thanh vien co trach nhiem Chủ tịch nước trả lời phỏng vấn dịp kỷ niệm Việt Nam gia nhập LHQ
ky niem 40 nam viet nam gia nhap lien hop quoc luon la thanh vien co trach nhiem 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc: Dấu ấn tiên phong của đường lối đối ngoại đa phương

Ngoài các chức năng như duy trì hòa bình và an ninh thế giới, LHQ còn có chức năng “Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên những lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo…” vì mục tiêu hòa bình và phát triển cho mọi quốc gia thành viên.

ky niem 40 nam viet nam gia nhap lien hop quoc luon la thanh vien co trach nhiem
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tại Trụ sở LHQ ở New York. Ảnh: Quang Hiếu- VGB

Chính vì thế, trong suốt 40 năm qua, thông qua những chương trình cụ thể, LHQ luôn luôn giành sự giúp đỡ thích đáng để góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, viện trợ của LHQ đã chiếm tới 60% tổng viện trợ cho Việt Nam thời kỳ cuối thập niên 70-80 của thế kỷ trước.

Khi đó, nguồn quỹ hỗ trợ của Chương trình Phát triển LHQ (UNDP); Chương trình Lương thực thế giới (WFP); Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF); Quỹ Dân số LHQ; Tổ chức Y tế thế giới (WHO)… đã hỗ trợ đáng kể cho Chính phủ Việt Nam trong các hạng mục phát triển - xã hội, tập trung trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, dân số, kế hoạch hóa gia đình…Chính nhờ những sự viện trợ giai đoạn này, Việt Nam đã phần nào vượt qua những khó khăn thách thức của một quốc vừa bước ra khỏi chiến tranh lại chịu sự bao vây cấm vận.

Trong công cuộc đổi mới (giai đoạn 1986 - 2017), LHQ tiếp tục tích cực hỗ trợ Việt Nam với nguồn vốn hàng trăm triệu USD mỗi năm. Các nguồn viện trợ của LHQ chủ yếu vào lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo; y tế, giáo dục; thực hiện các chính sách xã hội; cải cách và quản lý phát triển; quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên; quản lý nhà nước và huy động nguồn lực.

Điển hình như lĩnh vực y tế, nhờ có sự giúp đỡ của LHQ mà Việt Nam được đánh giá là quốc gia thành công nhất trong việc ngăn ngừa, phòng chống đại dịch HIV/AIDS. Suốt 40 năm qua, sự giúp đỡ của LHQ là một trong những nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hoàn thành các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ.

Đối với Việt Nam, với tư cách là quốc gia thành viên, Việt Nam luôn luôn có những đóng góp và hành động cụ thể của một quốc gia có trách nhiệm. Năm 1996, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện; đồng thời là thành viên của Hội nghị Giải trừ quân bị.

Năm 1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước Cấm vũ khí hóa học năm 1998; Tháng 6/2014, Việt Nam đã lần đầu tiên cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Không những thế, hàng năm Việt Nam còn cử một số lượng chuyên gia nông nghiệp sang các nước ở châu Phi… phát triển nông nghiệp. Những chuyên gia của Việt Nam luôn được LHQ và các nước đánh giá cao.

Cạnh đó, trong khuôn khổ Sáng kiến Thống nhất hành động – Một LHQ, Chính phủ Việt Nam và LHQ tích cực phối hợp triển khai Kế hoạch chung của LHQ giai đoạn 2012 -2016.Việt Nam là một trong 8 nước thí điểm triển khai Sáng kiến Thống nhất hành động trên thế giới và sáng kiến này đã đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường gắn kết hệ thống của các tổ chức LHQ tại Việt Nam.

Với những nỗ lực và đóng góp có hiệu quả đối với các hoạt động và quá trình phát triển của LHQ, cũng như uy tín, vị thế chính trị của Việt Nam ngày một nâng cao trên trường quốc tế nên mỗi lần bầu vào các cơ quan của LHQ Việt Nam luôn nhận được phiếu ủng hộ rất cao.

Đặc biệt là các chức vụ: Hội đồng Bảo an LHQ (nhiệm kỳ 2008-2009); Hội đồng kinh tế - xã hội (hai nhiệm kỳ 1998-2000 và 2016-2018); Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016); Hội đồng Chấp hành UNESCO (nhiệm kỳ 2015-2019); Ủy ban Luật pháp quốc tế (nhiệm kỳ 2017-2021). Hiện tại, Việt Nam đang tích cực vận động ứng cử vào Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021.

Để thuận lợi trong phối hợp công tác, vào tháng 7/2017 Việt Nam LHQ đã ký Chương trình hợp tác từ năm 2017 đến 2021 trong khuôn khổ Sáng kiến Một LHQ. Trong đó, tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên: Đầu tư vào con người; bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển môi trường bền vững; thúc đẩy sự thịnh vượng và quan hệ đối tác; tăng cường công lý, hòa bình và quản trị toàn diện.

Là thành viên có trách nhiệm và tích cực trong các hoạt động của LHQ, Việt Nam chủ trương sát cánh cùng các nước thành viên đề cao các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế công bằng, bình đẳng, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, bảo đảm lợi ích chính đáng của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển.

Là quốc gia thành viên, Việt Nam luôn gương mẫu đi đầu trong việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của LHQ vì hòa bình, phát triển và công bằng, tiến bộ cho các dân tộc trên thế giới.

H. Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Xem thêm
Phiên bản di động