Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII: Nên đưa cả thu quỹ vào luật
Loại bỏ dần phí, lệ phí để bớt gánh nặng cho dân | |
Đã đóng thuế thì phải loại bỏ dần phí, lệ phí | |
Nhiều loại phí và lệ phí sẽ được miễn thu |
Không chỉ có phí người dân đang phải đóng rất nhiều quỹ |
Tại tổ TP Hồ Chí Minh đa số đại biểu tán thành với các quy định dự thảo luật, song băn khoăn về những quy định liên quan đến quản lý nhà nước về phí và lệ phí. Theo ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm, phí và lệ phí là lĩnh vực phân cấp dễ nhất mà không làm thì lĩnh vực khác sẽ phân cấp quản lý ra sao ?. ĐB Tâm cho rằng nếu đối chiếu với dự luật chính quyền địa phương thông qua tới đây thì mới thấy luật đó chỉ là lý thuyết. Bởi lẽ, dự luật đó quy định việc phân cấp cho chính quyền địa phương do các luật chuyên ngành. Trong khi luật chuyên ngành là dự thảo Luật phí và lệ phí lại không phân cấp. Vậy phải chăng chính quyền địa phương chỉ ngồi chơi ?
Còn ĐB Trần Du Lịch phân tích, tại pháp lệnh hiện hành là chính quyền địa phương chỉ quyết định mức thu trên danh mục. Tại đô thị có những loại đặc thù mà nông thôn không có. Việc phân quyền cho địa phương quy định phí, lệ phí, nếu không trái luật, thì tại sao không cho, vì điều này gắn với phân quyền của chính quyền địa phương. Còn nếu trái luật thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu hủy. Do đó, việc cào bằng các loại phí, lệ phí cho tất cả các địa phương là không ổn.
Về vấn đề này, ĐB Nguyễn thị Quyết Tâm chia sẻ thêm, nếu quy định như dự luật là không tạo điều kiện cho chính quyền địa phương trong điều chỉnh quản lý đô thị, thiết kế, nâng cấp... Bởi muốn làm được điều đó thì phải có chính sách, công cụ trong việc định hướng hành vi, nhu cầu của người dân.
Còn tại tổ Hà Nội, đa số ý kiến cũng đề nghị nên phân cấp cho địa phương vấn đề thu phí và lệ phí. Bởi đặc trưng mỗi đô thị một khác; đô thị TP Hà Nội và TP. HCM khác Vinh, Cần Thơ… Và bản thân mức sống các đô thị cũng khác mức sống nông thôn. Nếu quy định chung chung như dự thảo không phân cấp cho các địa phương, thì e rằng những người dân có điều kiện sống thấp sẽ khó khăn.
Qua theo dõi phiên thảo luận, điểm mới đáng quan tâm theo các ĐB, dự án luật này là điều chỉnh mức thu, thẩm quyền thu phí và lệ phí vào luật. Nhưng hiện tại ngoài thuế, phí, lệ phí người dân hàng năm đang phải đóng rất nhiều loại quỹ. Trong khi bản thân luật quy định không phân cấp cho địa phương tự lập thu phí và lệ phí thì ngay bản thân xã, phường cũng có quyền thu quỹ. Nào quỹ tình thương; quỹ xóa đói, giảm nghèo; quỹ hiếu học… Trăm dâu đổ đầu dân, tại sao chúng ta không đưa vào Luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55