Kỳ diệu nhờ phẫu thuật chấn thương cột sống cổ cao nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
Triển khai thành công kỹ thuật bắt vít cột sống qua da bằng hệ thống sextant |
Đơn cử, như trường hợp bệnh nhân nam (25 tuổi, ở Hải Dương), bị tai nạn giao thông, được mổ kết hợp xương hàm dưới ở bệnh viện tỉnh. Tuy nhiên, bệnh nhân bị tổn thương cột sống cổ vỡ đốt sống cổ C2 (đã được đeo nẹp cố định tạm thời) được chuyển lên Bệnh viện E. Tại đây, bệnh nhân đã được các bác sĩ phẫu thuật nẹp vít cột sống cổ C1, C2, C3 qua đường mổ cổ sau. Sau mổ 2 ngày, bệnh nhân đã có thể đứng dậy đi lại, tự chăm sóc bản thân.
PGS.TS Hà Kim Trung phẫu thuật cột sống cổ cao cho bệnh nhân. |
Tương tự, một trường bệnh nhân khác (46 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội) bị tai nạn lao động ngã giàn giáo, được cấp cứu tại một bệnh viện tuyến trung ương. Kết quả chụp cắt lớp vi tính bệnh nhân bị trượt cột sống ra truớc độ II, gãy mỏm gai C3 - C6, gãy thân đốt sống C6 (gây mất vững cột sống cổ nặng). Do tình trạng bệnh nhân nặng, cộng với việc phải chờ 2 tuần sau mới được mổ nên gia đình xin chuyển sang Bệnh viện E. Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện E đã tiến hành hội chẩn, phẫu thuật nắn trật, đồng thời cố định cột sống cổ đường mổ sau vì đĩa sống không chèn ép nhiều tủy sống, tránh liệt cho bệnh nhân.
Theo các bác sĩ Bệnh viện E, tại Việt Nam, chấn thương cột sống cổ chiếm từ 2 - 5% của bệnh lý chấn thương vùng đầu mặt cổ, thường ở đốt sống cổ thứ nhất và thứ hai (C1 và C2). Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông, sau đó là tai nạn lao động và tai nạn thể thao. Các tổn thương giải phẫu bệnh lý trong chấn thương cột sống cổ cao: Trật cổ - chẩm, vỡ C1, trật C1 - C2, gãy mỏm nha, gãy qua eo C2.
Người bệnh có nhu cầu tư vấn, khám, điều trị các bệnh thần kinh, cột sống xin liên hệ: Khoa Phẫu thuật thần kinh: 043.21911759; Khoa Chấn thương chỉnh hình: 043.8364006. Địa chỉ: 87-89, Trần Cung, Q. Cầu Giấy, Hà Nội. |
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị chấn thương cột sống cổ cao, tùy tổn thương. Trong đó, có điều trị bảo tồn bằng đeo nẹp cổ, kéo liên tục hoặc đeo khung Halo-vest trong các trường hợp gãy vững, chờ mổ, sau mổ hoặc tổn thương cũ lâu ngày khó kéo nắn trong mổ. Và việc điều trị phẫu thuật nhằm mục đích làm vững cột sống và giải ép nếu có chèn ép. Tại Bệnh viện E, với sự dẫn dắt bởi PGS.TS Hà Kim Trung - Phó Giám đốc Bệnh viện E, là một chuyên gia hàng đầu trong phẫu thuật cột sống cổ, với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đã phẫu thuật thành công cho nhiều bệnh nhân chấn thương cột sống cổ cao, giúp họ có thể trở lại cuộc sống thường ngày và lao động bình thường.
Theo PGS.TS Hà Kim Trung, xử trí ban đầu các chấn thương cột sống cổ nói chung và các đốt sống cổ cao nói riêng rất quan trọng trong việc hạn chế hậu quả của các thương tổn tiên phát và phòng các thương tổn thứ phát của tủy. Bất động cột sống cổ là bắt buộc với tất cả các bệnh nhân nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ, nhất là với bệnh nhân hôn mê do chấn thương sọ não, chỉ được phép bỏ bất động sau khi đã chắc chắn loại trừ thương tổn bằng X-quang quy ước. Hồi sức nếu bệnh nhân có dấu hiệu của thương tổn thần kinh như liệt, rối loạn hô hấp và huyết động.
Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, đối với bệnh nhân đa chấn thương hoặc nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ cần được cố định cột sống và di chuyển đúng cách đến cơ sở y tế gần nhất hoặc có chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, cột sống như Bệnh viện E để được phẫu thuật sớm nhất, tuyệt đối không tự ý nắn chỉnh kéo sửa cổ của bệnh nhân. Khi vận chuyển, bệnh nhân cần nằm trên ván cứng kèm nẹp cổ, đặt túi cát hai bên đầu để kiểm soát đầu cũng thân bệnh nhân; tránh xoay cổ, tránh ngửa và gập cổ quá mức.
BS. Đỗ Tuấn Anh
Khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện E
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05