“Cuộc chiến” hạn hán, ngập mặn…thay đổi ý thức từ con người

Khai thác hay “tận diệt” nguồn nước ngọt?

Sau khi chứng kiến một mùa lũ lịch sử trong năm 2015, nhiều người đã dự đoán được mức độ nguy hiểm của đợt hạn hán, xâm nhập mặn vào năm 2016. Thực tế, việc xuất hiện tình trạng hạn, mặn nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua đã nhắc nhở chúng ta rằng, những ưu đãi của thiên nhiên đang ngày càng suy giảm và con người phải tập thích ứng tốt hơn với sự khắc nghiệt của thời tiết, trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, sử dụng nguồn nước ngọt hiệu quả…
“Cuộc chiến” hạn hán, ngập mặn…thay đổi ý thức từ con người

Tàn phá nguồn nước ngọt

Hiện tại, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà còn diễn ra ở hàng loạt quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như: Lào, Thái Lan, Campuchia… Việc lượng mưa thấp kỷ lục, mực nước sông Mê Kông giảm sút, thiếu nước đã đẩy hàng nghìn hộ nông dân không thể tiếp tục canh tác trên đồng ruộng, đe dọa mạnh mẽ đến nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là trong đợt cao điểm của hạn hán và xâm mặn tại khu vực ĐBSCL và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, nước ngọt trở thành một trong những đề tài còn “hot” hơn cả hạn hán.

Khai thác hay “tận diệt” nguồn nước ngọt?
Người dân thiếu ý thức, xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ngọt..

Nguồn nước ngọt khan hiếm là vậy, nhưng hiện ở Việt Nam, người dân đang khai thác nguồn nước ngọt này theo cách “tận diệt”. Bên cạnh đó, với tác động của con người, nguồn nước ngọt trên mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến cho số người được sử dụng nước sạch không nhiều. Theo chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng, ở nước ta hiện không chỉ có nạn chặt phá rừng làm ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm không khí, mà việc người dân xả rác bừa bãi ra sông Tô Lịch, sông Nhuệ (Hà Nội), kênh Nhiêu Lộc (TP. HCM)… hay như vụ Công ty Vedan xả thải ra sông Thị Vải, Cty Shinhan Vina xả chất xyannua vượt ngưỡng 1.900 lần ra môi trường… đang khiến cho nguồn nước ngọt và nguồn đất bị ô nhiễm, khô cằn và mất chất dinh dưỡng rất nhiều, tác động rất lớn đến cuộc sống con người.

“Nước ngọt là nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng với ngành nông nghiệp, nhưng hiện tại, người dân đang sử dụng nước ngọt quá lãng phí. Nhiều đồng ruộng ngập nước không biết xả đi đâu, hay vấn đề sử dụng nguồn nước ngầm bừa bãi, thiếu khoa học, thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng; xây dựng hàng loạt công trình thủy điện trên các sông, đặc biệt là sông Mê Kông; xả thải ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước ngọt tự nhiên… - tất cả những yếu tổ ấy đều là do sự thiếu ý thức của con người; do sự buông lỏng quản lý của các cấp, các ngành, sau đó là sự quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tính khoa học… Chính con người đã hủy hoại môi trường sống, làm nguồn nước ngọt bị ô nhiễm, dần dần giết chết nguồn nước ngọt…khi hạn hán xảy ra, chúng ta lúng túng, mất nguồn dự trữ…” – bà Hằng cho hay.

Hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, nguồn nước ngọt khan hiếm và bị ô nhiễm, khiến cho đời sống người dân ở nhiều tỉnh, thành phố nằm trong vùng bị ảnh hưởng trở nên thiếu nước trầm trọng. Theo số liệu của Bộ NNPTNT, tính đến thời điểm này, có khoảng 700.000ha đất nông nghiệp ở ĐBSCL bị đe dọa bởi hạn hán, xâm mặn. Trong đó có khoảng 209,800ha thuộc diện hỗ trợ (ảnh hưởng từ 30% trở lên); Nam Trung Bộ là 23.000ha; Tây Nguyên là 24.000ha… và con số ấy có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới, khi mà các giải pháp cứu hạn chưa hiệu quả.

Cần xây dựng kịch bản phát triển vùng

Hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, nguồn nước ngọt khan hiếm và bị ô nhiễm, khiến cho đời sống người dân ở nhiều tỉnh, thành phố nằm trong vùng bị ảnh hưởng trở nên thiếu nước trầm trọng. Theo số liệu của Bộ NNPTNT, tính đến thời điểm này, có khoảng 700.000ha đất nông nghiệp ở ĐBSCL bị đe dọa bởi hạn hán, xâm mặn. Trong đó có khoảng 209,800ha thuộc diện hỗ trợ (ảnh hưởng từ 30% trở lên); Nam Trung Bộ là 23.000ha; Tây Nguyên là 24.000ha… và con số ấy có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới, khi mà các giải pháp cứu hạn chưa hiệu quả.

Trước sự biến động khó lường của thiên nhiên, vấn đề hạn hán, xâm mặn và thiếu nước ngọt ở ĐBSCL chắc chắn sẽ còn tiếp diễn. Thậm chí, theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, phải đến đầu tháng 6.2016 thì khu vực ĐBSCL mới có mưa và như vậy, thời gian tới chắc chắn khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL vẫn phải gánh chịu nhiều hệ quả từ hạn hán và xâm mặn. Đánh giá về những tác hại trên, ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Trồng Trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, nước ngọt có vai trò rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, thế nhưng, để giải quyết vấn đề hạn hán và xâm mặn tại các khu vực trên, vẫn phải chờ vào lượng mưa lớn từ tháng 6.

“Trước mắt, chúng ta vẫn phải chờ vào lượng nước ngọt từ các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mê Kông, nhưng cũng phải vào khoảng ngày 4.4 tới, lượng nước ấy mới về tới Việt Nam. Tuy nhiên, lượng nước này cũng chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ nhu cầu của người dân tại một số tỉnh phía Đông ĐBSCL, còn một số tỉnh phía Tây như Kiên Giang, Cà Mau thì không tiếp nhận được lượng nước này. Bởi thế, về lâu dài, vẫn cần phải có lộ trình, quy hoạch và kịch bản cụ thể để ứng phó và chuyển đổi cây trồng tại ĐBSCL”- ông Trung chia sẻ.

Cùng chung quan điểm của ông Trung, khi trả lời các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Hồng Khánh –Vụ phó Vụ quản lý công trình thủy lợi và án toàn đập - cho rằng, để hạn chế thiệt hại và ảnh hưởng với người nông dân trồng lúa, nên nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc chủ động tích trữ nước, xây dựng các bể chứa nước ngọt, chuẩn bị máy bơm để bơm nước khi có điều kiện. Đặc biệt cần bảo vệ nguồn nước ngầm hiệu quả, hợp lý. Để có thể cứu hạn, duy trì nguồn nước cho ĐBSCL, thì Nhà nước và địa phương cần chủ động được nguồn nước đến và đi. Hiện hệ thống thủy lợi của ta còn kém, vì thế, cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình xây dựng công trình thủy lợi theo đúng quy hoạch. Sửa chữa, nâng cấp và hoàn thiện các dự án, hệ thống ngăn mặn ở cửa sông đang xây dựng và đang chờ phê duyệt. Đồng thời xây dựng kịch bản phát triển ĐBSCL phù hợp với nguồn nước, thổ nhưỡng và khí hậu.

Đạt Đỗ

Nên xem

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Tin khác

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, gió đông nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 15/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, gió đông nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ 1/1 đến ngày 10/7, đã có 142 trận động đất có độ lớn dao động trong khoảng từ 2,5 đến 4,1 độ richter theo thang Mô men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Trong đó, có 24 trận động đất có độ lớn M ≥ 3,5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin. Đặc biệt, ngày 25/3/2024, trận động đất có độ lớn 4 độ richter đã xảy ra tại ở khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Thời tiết ngày 13/7: Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam cấp 2 - 3

Thời tiết ngày 13/7: Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Dự báo ngày 13/7, khu vực Hà Nội chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng, gió đông nam cấp 2-3.
Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô

Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô

(LĐTĐ) Không chỉ chú trọng tới việc khai thác lợi thế của các con sông trên địa bàn Thủ đô, mà việc giữ gìn và bảo vệ các ao, hồ cũng Thành phố đặc biệt quan tâm. Tại điều 28 của Luật Thủ đô (sửa đổi), vấn đề nghiêm cấm việc san lấp, lấn chiếm các ao hồ đã được luật hoá, để có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng diện tích ao hồ của Hà Nội đang ngày càng bị thu hẹp…
Dự báo thời tiết ngày 12/7: Hà Nội nắng nóng oi bức, chiều tối có dông

Dự báo thời tiết ngày 12/7: Hà Nội nắng nóng oi bức, chiều tối có dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 12/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam đến nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 11/7: Hà Nội nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa rào và dông

Thời tiết ngày 11/7: Hà Nội nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 11/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ từ 27 - 36 độ.
Dự báo thời tiết ngày 10/7: Hà Nội nắng nóng trên diện rộng

Dự báo thời tiết ngày 10/7: Hà Nội nắng nóng trên diện rộng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 10/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng chiều tối có lúc có mưa rào và dông, đêm không mưa.
Xem thêm
Phiên bản di động