Kỳ 6: Xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng
Chiếu sáng thông minh tô đẹp Thành phố | |
Kỳ 4: Hành trình phủ xanh phố phường | |
Kỳ 2: Đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị | |
Kỳ 1: Đổi thay rõ rệt |
Đủ kiểu vi phạm
Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, hàng loạt các công trình nhà ở gia đình, tổ hợp văn phòng kết hợp nhà ở, chung cư mini, trường học... được xây dựng mỗi ngày. Song song với quá trình phát triển, hiện tượng vi phạm về trật tự xây dựng như: xây sai phép, không phép, nhà siêu mỏng… vẫn tái diễn. Theo ghi nhận của phóng viên, ngay trong các khu phố thuộc nội đô, hiện tượng nhà dân, khách sạn, văn phòng xây dựng vượt số tầng quy định vẫn còn tồn tại, bất chấp những sự vào cuộc tích cực của chính quyền cơ sở.
Công trình xây dựng sai phép tại số 52 phố Đào Duy Từ |
Đáng nói, hiện tượng vi phạm trên đã trực tiếp đi ngược lại định hướng phát triển đô thị là hạn chế phát triển nhà cao tầng và kiểm soát sự gia tăng dân số cơ học. Công trình xây dựng sai phép tại số 52 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm (Hoàn Kiếm) là ví dụ. Tại số 52 Đào Duy Từ, trong 9 tầng của công trình thì có đến 5 tầng chủ đầu tư xây dựng vượt phép.
Đáng chú ý, nếu đối chiếu theo Điểm d, Khoản 11, Điều 15, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh BĐS, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở mới có hiệu lực từ ngày 15/1/2018, thì 5 tầng xây sai phép tại công trình 52 Đào Duy Từ buộc phải tháo dỡ.
Không chỉ xuất hiện ở phường Hàng Buồm, công trình đồ sộ với chiều cao 8-10 tầng, phá vỡ cảnh quan phố cổ còn có ở số nhà 122, 128 Hàng Bông (phường Hàng Bông). Theo tìm hiểu, tại các công trình này, dù đã rất quyết liệt nhưng chính quyền cơ sở vẫn chưa xử lý được triệt để các hạng mục xây dựng không đúng so với giấy phép xây dựng được cấp. Vi phạm trật tự xây dựng đô thị còn có thể thấy được qua hiện tượng nhà “siêu mỏng” mọc giữa phố thị. Địa bàn quận Cầu Giấy là ví dụ. Tại đây, hàng loạt dự án đường như: đường Vành đai II, đường Nguyễn Văn Huyên, đường Trần Đăng Ninh kéo dài… đã được đầu tư triển khai. Trong quá trình giải tỏa, hoàn thiện các trục đường, một số trường hợp nhà có hình thù kì dị, siêu mỏng manh nha xuất hiện.
Cụ thể, tại thời điểm khảo sát trên trục Trần Đăng Ninh kéo dài thuộc địa bàn phường Dịch Vọng có ngôi nhà hình dáng “kì lạ” giống như một miếng được cắt ra của chiếc bánh sinh nhật. Ngôi nhà này có mặt tiền bám theo trục đường mới mở, hình dáng “đầu voi đuôi chuột” với một đầu rộng khoảng 10cm mỏng như một bức tường, đầu còn lại rộng khoảng 1,5m đến 2m. Cũng trên con đường này, có căn nhà vuông vắn như chiếc bao diêm, nhưng chiều sâu lại dài chưa bằng độ dài của một chiếc xe máy. Được biết, với những trường hợp này chính quyền địa phương đã và đang hướng dẫn hợp thửa, hợp khối theo quy định và đội thanh tra xây dựng cũng đã báo cáo, đề xuất quận xử lý.
Không để “bắt cóc bỏ đĩa”
Có thể thấy vi phạm trật tự xây dựng thường diễn ra nhiều năm, tồn đọng và phát sinh vi phạm nhiều, phức tạp. Theo thông tin từ Sở Xây dựng, trong quý I-2018, các đội thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã đã kiểm tra 3.898 công trình và phát hiện, lập hồ sơ vi phạm 351 trường hợp. Trong đó, có 147 công trình xây dựng không phép, 66 công trình sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế; đặc biệt có 126 trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp. Đến nay, UBND các cấp đã xử lý được 252 vụ việc, gồm thực hiện cưỡng chế phá dỡ 92 trường hợp, 122 trường hợp tự khắc phục và 99 trường hợp đang được giải quyết theo thẩm quyền...
Kể từ giai đoạn 2015-2016 trở về trước, Hà Nội còn tồn đọng kéo dài hàng trăm vụ vi phạm về trật tự xây dựng chưa được xử lý dứt điểm. Cũng từ đó đến nay, dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố và quyết tâm của chính quyền địa phương, các vụ việc này từng bước được xử lý dứt điểm. Chẳng hạn, nếu như tính đến hết tháng 2/2018 vẫn còn 66 trường hợp tồn đọng kéo dài thuộc trách nhiệm quản lý của 19 quận, huyện, thì trong tháng 3/2018, lực lượng chức năng đã xử lý được 8 trường hợp.
Dẫn như vậy để thấy rằng, việc quyết liệt vào cuộc, tăng cường công tác xử phạt vi phạm trật tự xây dựng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu có sự chấn chỉnh nghiêm túc, chấp hành đúng theo chỉ đạo thì công tác đảm bảo quy hoạch xây dựng sẽ dần đi vào nền nếp. Ngược lại, nếu cứ để vi phạm tồn tại, không xử lý dứt điểm sẽ dẫn đến tình hình theo hướng phức tạp, khó quản lý. Theo ông Nguyễn Ngọc Sinh - Chuyên viên tư vấn luật (Công ty Cổ phần tư vấn DLS Việt Nam) hoàn toàn có thể xử lý tận gốc những vi phạm trật tự xây dựng.
Chẳng hạn, với vấn đề nhà “siêu mỏng, siêu méo”, có thể trực tiếp xử lý theo Chỉ thị số 20/CT- UBND, của UBND TP Hà Nội. Cụ thể, đối với phần diện tích đất ngoài chỉ giới, các quận, huyện, thị xã có thể bố trí ngân sách để đền bù, kiên quyết thu hồi để sử dụng vào mục đích công cộng nếu sau 30 ngày người sở hữu không tự giác thực hiện việc hợp thửa, hợp khối.
Ngoài sự quyết liệt trong xử lý, hạn chế tối đa hiện tượng “bắt cóc bỏ đĩa”, tái diễn vi phạm, công tác tuyên truyền cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Phường Kim Liên, quận Đống Đa là một ví dụ. Theo ông Nguyễn Quang Sơn - Phó chủ tịch UBND phường Kim Liên, nhiều năm nay, tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn đều có phép. Hiện tượng công trình xây dựng không phép không xuất hiện trên địa bàn. Về diện tích và số tầng của các công trình xây dựng hoàn toàn chấp hành đúng quy định.
Có được kết quả này, theo Phó chủ tịch UBND phường Kim Liên, ngoài công tác triển khai thực hiện đúng theo Quyết định 89/QĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, để người dân nắm và thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật liên quan, UBND phường thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh các kế hoạch của Thành phố, quận, phường.
Ngoài công tác đẩy mạnh tuyên truyền, theo ông Đặng Minh Chính – Phó chủ tịch UBND phường Trung Tự (quận Đống Đa), hoạt động phối hợp, kiểm tra và xử lý vi phạm đóng vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn, UBND phường đặc biệt chú trọng, xử lý những công trình xây dựng vi phạm.
Thông qua công tác phối hợp với đội Thanh tra xây dựng quận Đống Đa, tổ thanh tra xây dựng, UBND phường thường xuyên nhắc nhở các công trình xây dựng che chắn, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Nhờ các hoạt động này, hiện tượng vi phạm trật tự xây dựng, đặc biệt là công tác môi trường quanh các công trình xây dựng luôn được đảm bảo.
Không thể phủ nhận những chuyển biến tích cực của Hà Nội trong công tác chấn chỉnh, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng. Tuy nhiên, để quản lý trật tự xây dựng đô thị đi đúng hướng, hạn chế phát sinh tối đa các vi phạm thời gian tới cần hơn nữa sự quyết liệt vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng từ cấp trung ương đến địa phương. Trong đó, tập trung tăng cường các giải pháp đồng bộ, đồng thời có những giải pháp linh hoạt, phù hợp trên cơ sở tôn trọng quy hoạch, kế hoạch và định hướng phát triển.
Giang Nam - Đinh Luyện
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59