Kỳ 4: Hành trình phủ xanh phố phường
Kỳ 2: Đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị | |
Kỳ 1: Đổi thay rõ rệt |
“Xanh thêm xanh”
Theo ông Nguyễn Đức Mạnh - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội, thực hiện chương trình mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh giai đoạn (2016 - 2020), trong 02 năm 2016 - 2017, Hà Nội đã thực hiện trồng được gần 500.000 cây xanh. Trong đó, có gần 40 nghìn cây xanh đô thị có đường kính lớn, gần 50 nghìn cây hoa, cây cảnh khóm lưu niên, gần 40 nghìn m2 (khoảng 800 nghìn cây) các loại cây mảng hoa, cây thảm được trồng ở những tuyến đường, tuyến phố trung tâm đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của các tuyến phố Thủ đô Hà Nội.
Bất chấp mưa, nắng công nhân Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội vẫn tích cực chăm sóc những hàng cây xanh mới được trồng. |
Có thể liệt kê đến nhiều chủng loại cây mới được đưa vào trồng ở Hà Nội tạo nên giá trị lớn về cảnh quan môi trường, kiến trúc đô thị như: Cây Sang, cây Hoa Ban, Chà là, cây Cọ Dầu, Bàng lá nhỏ, cây Chiêu liêu, Long não, Giáng hương, Lộc vừng... Những cây này được trồng mới trên 120 tuyến phố, tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, Trần Nguyên Hãn, Lý Thái Tổ, Điện Biên Phủ, khu vực Công viên Lê Nin, Hoàng Văn Thụ, Văn Cao, Liễu Giai, Láng Hạ, Khâm Thiên, Lê Duẩn, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, khu vực Đại lộ Thăng Long... Đặc biệt, hệ thống cây xanh được hoàn thiện đẹp nhất trên trục đường Võ Nguyên Giáp, Võ Chí Công (đoạn từ Cầu Giấy đến Sân bay quốc tế Nội Bài) được coi là tuyến đường “mẫu” trong việc thiết kế, trồng chăm sóc hệ thống cây xanh.
Con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp dài 10,5km đang ngập sắc xanh với hàng nghìn cây đang phát triển tươi tốt. Tuyến đường này được nghiên cứu trồng 5 tầng cây xanh với 5 loại cây khác nhau ở dải phân cách giữa. Ba tầng dưới cùng là hệ thống cây cảnh nhiều màu sắc, được trồng thành hình ngôi sao năm cánh. Hai tầng phía trên là cây xoài và cây chà là, nhiều đoạn được trồng hoa ban xen kẽ với cây long não. Cùng với đó, trải dài hơn 4km dọc theo tuyến đường Võ Chí Công là hàng nghìn cây phượng, đến nay hai bên đường hàng cây mọc thẳng, tán đẹp, hứa hẹn sẽ đỏ rực màu hoa trong mùa hè tới.
Chỉ vào những hàng cây tươi tốt đang vươn mình đón nắng, anh Đỗ Hoài Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Sáng nào tôi cũng đi tập thể dục qua cầu đi bộ trên đường Nguyễn Chí Thanh, mỗi ngày lại thấy một khác. Thật khó tin khi chỉ vào tháng trước, đây còn là những hàng cây khô như thanh củi, giờ đây, lá đã mọc đầy cành thật vui mắt. Hàng phong đã tạo nên diện mạo mới, sức sống mới cho hai tuyến phố Trần Duy Hưng và Nguyễn Chí Thanh”.
Cũng cần nói thêm rằng, bên cạnh việc trồng mới, công tác chăm sóc, cắt tỉa cây xanh đô thị trong những năm qua cũng đã có bước phát triển vượt bậc. Việc đầu tư trang bị các loại máy móc hiện đại, cơ giới hóa đã tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực này. Tính riêng, trong 2 năm 2016 - 2017, thành phố đã thực hiện cắt sửa được gần 80 nghìn cây xanh, trong khi đó, các năm trước thành phố chỉ cắt sửa được từ 3 nghìn đến 4 nghìn cây xanh/năm. Việc cắt sửa và chăm sóc cây xanh đô thị đã cải thiện được cảnh quan, kiến trúc trên các tuyến phố, thúc đẩy cây xanh đô thị sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế thấp nhất thiệt hại cây đổ, cành gẫy trong mùa mưa bão, góp phần bảo tồn hệ thống cây xanh đô thị của Thủ đô.
Nâng tầm “chỉ tiêu xanh”
Theo thống kê hiện tại Singapore có diện tích cây xanh là 30,3m2/người, Seoul là 41m2/người, Berlin 50m2/người, Paris 25m2/người… trong khi đó Hà Nội mới chỉ đạt khoảng 2m2/người. Trước thực tế này, bên cạnh đề án trồng mới 1 triệu cây xanh, nhằm tạo không gian xanh cho người dân, hạn chế tình trạng phát triển mất cân đối, trong những năm gần đây, thành phố cũng không ngừng quan tâm chú trọng đến mảng xanh cho Thủ đô.
Theo thống kê, toàn thành phố hiện có 26 công viên và 42 vườn hoa với tổng diện tích khoảng 412ha. Để duy trì hệ thống công viên, cây xanh, trong khu vực nội đô, Sở Xây dựng sẽ triển khai các dự án đầu tư xây dựng công viên chuyên đề sẵn có như Công viên Bách Thảo, Vườn thú Thủ Lệ; cải tạo, chuyển đổi hình thức tổ chức không gian một số công viên sang hình thức công viên mở như Công viên Thống Nhất; dành quỹ đất phù hợp sau khi di dời cơ sở công nghiệp, bệnh viện, trường đại học cho không gian xanh. Phấn đấu chỉ tiêu cây xanh, công viên khu vực nội đô đến năm 2030 dự kiến khoảng 4 - 4,5m2/người. |
Từ năm 2014, Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu đến năm 2030, khu vực nội đô sẽ có 60 công viên, trong đó 18 công viên xây mới; 42 công viên, vườn hoa hiện có sẽ được cải tạo, nâng cấp và 7 khu công viên đặc thù. Trên tinh thần đó, nhiều công viên diện tích lớn đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động như Công viên Hòa Bình rộng hơn 20ha hay Công viên Yên Sở 300ha.
Ngoài ra, hàng loạt dự án xây dựng công viên lớn được khởi công, điển hình như Công viên Kim Quy quy mô lên tới 198ha theo mô hình Disneyland tại huyện Đông Anh cũng đã được động thổ xây dựng. Ngoài ra, nhiều dự án công viên lớn đang dần hoàn thiện như: Khu công viên và hồ điều hòa CV1 Khu đô thị mới Cầu Giấy; Dự án khu công viên - hồ điều hòa phía Bắc và phần mở rộng phía Nam Mai Dịch; Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang; Công viên hồ điều hòa Nhân Chính; khu công viên thể thao cây xanh Hà Đông… Thành phố cũng có ý tưởng xây dựng công viên địa chất từ Ba Vì đến Hương Sơn (huyện Mỹ Đức). Riêng khu vui chơi giải trí rộng 300ha tại khu vực đền Sóc, huyện Sóc Sơn đang được khẩn trương thực hiện.
Được biết, ngoài quy hoạch những công viên cây xanh, vui chơi giải trí được hình thành tại khu vực nội đô, trong tương lai, Hà Nội còn có Công viên sinh thái nông nghiệp tại thị trấn Quang Minh – Chi Đông (huyện Mê Linh), Công viên thể dục thể thao tại Văn Khê – Mê Linh; Công viên sinh thái dã ngoại kết hợp du lịch tại Vân Trì – Sơn Du (tại huyện Mê Linh – Đông Anh)... Những công viên này khi hoàn thành không chỉ tạo ra những lá phổi xanh cho người dân địa phương và thành phố, mà còn góp phần tạo dựng không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng của đô thị cũng như cải thiện môi trường sống, và là nguồn lực để phát triển du lịch Thủ đô.
Có thể nói, những năm gần đây, Hà Nội đang có những thay đổi tích cực về cảnh quan đô thị và cải thiện môi trường. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng hệ thống cây xanh của Thủ đô vẫn còn phải nỗ lực rất nhiều mới theo kịp tốc độ phát triển của đô thị.
Tuấn Dũng
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59