Cuộc đại phẫu vì một Hà Nội văn minh - thanh lịch

Kỳ 4: Đơn giản thủ tục hiếu, hỉ

Ngoài việc thực hiện các bộ Quy tắc ứng xử để Hà Nội thực sự văn minh - thanh lịch Thành phố cũng đã triển khai vận động văn minh trong cưới xin, ma chay. Với phương châm “Hà Nội đi trước về trước trong các phong trào” có lẽ đã đến lúc Thành phố cần tiên phong trong lĩnh vực văn minh hóa cưới xin…
ky 4 don gian thu tuc hieu hi Nét đẹp cưới xin đang được nhân lên
ky 4 don gian thu tuc hieu hi Nét đẹp văn hóa cưới, hỏi: Mô hình cần nhân rộng

Đám cưới, đám hiếu vẫn chưa văn minh

Cưới hỏi là phong tục cổ truyền lâu đời nhất của người Việt cũng mang tính tương đối ở những vùng miền và giai đoạn lịch sử khác nhau. Hôn nhân của người Hà Nội trước hòa bình 1954 vẫn theo lối cũ gồm có rườm rà sáu lễ tất cả. Nạp thái, Vấn danh, Nạp cát, Nạp tệ, Thỉnh kì, Thân nghinh. Sau hòa bình, người Hà Nội thực hiện nếp sống mới do chính quyền cách mạng vận động.

Việc cưới hỏi trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Thị dân cũ chỉ còn duy trì ba lễ. Dạm ngõ (Nạp thái), Ăn hỏi (Vấn danh), Thành hôn (Thân nghinh). Có thể nói, nếp sống hôn nhân này lần đầu tiên đề cao giá trị tình cảm giữa hai người nam nữ hơn là sự nhiêu khê của thủ tục cưới hỏi.

Đám cưới Hà Nội cho đến thập kỷ 70 thế kỷ trước vẫn chủ yếu tổ chức tại nhà. Cả thành phố chỉ có vài ba phòng cưới cho thuê. Phòng cưới Hòa Bình ở đầu phố Bà Triệu, phòng cưới Trăm Hoa ở dốc Bà Triệu, phòng cưới Thủ Đô ở gần ga Hàng Cỏ… Những phòng cưới này quanh năm chỉ có mùa cưới vào tháng mười âm lịch cho đến trước tết Nguyên đán là có khách. Đó là những phòng cưới tiệc ngọt trong một căn phòng rộng chưa đến trăm mét vuông. Bàn ghế hai hàng dọc bày bánh kẹo thuốc lá nước chè. Bước sang thập kỷ 80, đám cưới ở thành phố càng giản tiện hơn nữa bởi lúc này chế độ bao cấp đã lên đến đỉnh điểm khó khăn.

ky 4 don gian thu tuc hieu hi
Một đám cưới tập thể tôn vinh nét đẹp người Hà Nội. Ảnh: CTV

Nay thời buổi văn minh, nhưng đám cưới cũng trở nên nặng gánh không chỉ với người tổ chức cưới mà còn với người đi cưới. Đơn cử, với mức lương và thu nhập 7- 9 triệu đồng/tháng, mà một tháng đi 4 tiệc cưới cũng mất 2- 4 triệu đồng (đi cưới hiện tại ở Hà Nội không thân cũng phải đóng phong bì 500 nghìn đồng, thân thì phải 1 triệu đồng trở lên). Bởi thế, mùa cưới thành nỗi kinh hoàng với rất nhiều người. Và điệu kỳ lạ, hơn 1 thập kỷ qua, mỗi khi cưới, xin, ma chay đã trở thanh xu thế phong bì hóa. Đi đám cưới “nhét” phong bì; đi đám hiếu cũng phúng phong bì. Nhiều người Tây mới đến hoặc đã sống ở Hà Nội, Việt Nam lâu không khõi ngỡ ngàng về hủ tục cần phải loại bỏ này.

Nói không với văn hóa phong bì

Cách đây gần 6 năm, Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị 11-CT/TU về "Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn TP Hà Nội", sau nhiều năm thực hiện đã thực sự đi vào cuộc sống với ngày càng nhiều mô hình cưới trang trọng, tiết kiệm được tổ chức.

Cưới văn minh là một trong nhiều nội dung nằm trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, được thành phố tổ chức triển khai từ năm 1990, với nhiều nội dung lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp đặc thù từng giai đoạn phát triển của Thủ đô. 6 năm trở lại đây, cùng với Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, Chỉ thị 11 đã kịp thời ra đời, tiếp tục đáp ứng yêu cầu lan tỏa nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố.

Mặc dù việc văn minh hóa cưới xin đã bắt đầu được thực thi, tuy nhiên nhìn chung chuyển biến vẫn chập. Đám cưới, đám xin vẫn rất rình rang, tốn kém, khổ cho cả người tổ chức, khổ cho cả người đi. Để đám cưới không trở thành gánh nặng, không phải là nơi phô trương văn hóa phong bì đã đến lúc Thành phố cần tiên phong trong lĩnh vực hiếu hỉ giản đơn.

Trước mắt phải tiếp tục có chế tài quy định việc cưới xin, hiếu hỉ cho tất cả cán bộ, đảng viên, CNVLĐ sau đó tuyên truyền sâu rộng để mọi người dân tự ý thức trong việc cưới xin, hiếu hỷ thực sự văn minh. Nói không với văn hóa phong bì.

Kết quả thấy rõ nhất là những chuyển biến mạnh mẽ từ đô thị đến nông thôn, với hơn 90% đám cưới trên địa bàn thực hiện theo nếp sống văn minh. Hàng loạt mô hình cưới giản dị, tiết kiệm được áp dụng, duy trì tốt trong nhiều năm, như: Mô hình cưới 40-50 mâm cỗ (mỗi mâm 6 người); cưới tổ chức “Tiệc ngọt, tiệc trà”… (Hà Đông); “Đám cưới điểm” (Đan Phượng)... Không chỉ mang lại hình ảnh đẹp, những mô hình cưới văn minh ở địa phương còn tạo nên “lợi ích kép”. Đơn cử như mô hình “Tiết kiệm trong việc cưới” do các Chi hội Phụ nữ huyện Mê Linh tổ chức đã giúp cho mỗi đám cưới tiết kiệm từ 30 đến 40 triệu đồng. Số tiền này được các gia đình gửi vào quỹ hội, hỗ trợ hội viên vay vốn phát triển kinh tế…

Song song với tuyên truyền, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để đưa Chỉ thị 11 vào cuộc sống. Điều đáng nói, tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” trong thực hiện cưới văn minh tiếp tục được lan rộng từ vùng đô thị đến nông thôn, miền núi, thực sự tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về tổ chức cưới, đẩy lùi những hủ tục nặng nề do sợ “ma chê cưới trách” hay “trả nợ miệng”… như trước đây. Và ngày 30/3/2018, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1349/UBND-KGVX tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo đó, để khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, UBND TP đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, các tổ chức Chính trị - Xã hội Thành phố và yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Các cơ quan báo chí, truyền thông của Thành phố tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 03/10/2012 của Thành ủy Hà Nội về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố; Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 06/11/2012 của UBND TP về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 27/4/2012 của UBND TP về việc ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội và các văn bản chỉ đạo của Trung ương với các hình thức phù hợp, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.

Tiếp tục triển khai đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, gắn với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” nhằm nâng cao nhận thức, ý thức gương mẫu, tự giác của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, gắn với việc bình xét danh hiệu “Gia đình văn hoá, tổ dân phố văn hóa, làng văn hoá”; “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá”.

Theo ông Lê Văn Thìn, Phó Bí thư Huyện ủy Đan Phượng, từ năm 2012 đến nay cưới năm 2017, toàn huyện có 7.505 đám cưới thì có 4.045 đám cưới tổ chức theo nếp sống văn minh, đạt 53,90%. Ông Nguyễn Quốc Chiêm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng cho rằng, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, bỏ thủ tục rườm rà đã giảm hẳn, tiêu biểu trên địa bàn huyện Đan Phượng, quận Hà Đông, Đống Đa, Long Biên, Hoàng Mai, Hoài Đức, Mỹ Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Tây Hồ, Ba Vì, Thạch Thất, Hoàn Kiếm, Từ Liêm, Sóc Sơn… Ngày 17/3/2013, Sở VHTT Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tổ chức đám cưới tập thể tại quận Hoàng Mai kết hợp cả yếu tố truyền thống và hiện đại. Tại đám cưới này, đại diện lãnh đạo địa phương cùng người thân của cô dâu, chú rể đã đến chung vui trong không khí vui tươi và tiết kiệm.

Còn theo bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội, thực hiện Chỉ thị số 11 - CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Hội LHPN Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội nâng cao chất lượng và nhân rộng mô hình “Chi hội Phụ nữ văn minh” trong việc cưới, việc tang. Mô hình được các cấp Hội triển khai sâu rộng, đồng bộ, với nội dung, tiêu chí, giải pháp, biện pháp cụ thể. Tính đến 30/11/2017, toàn thành phố có 2.791 Chi hội Phụ nữ văn minh, tuyên truyền 11.324 đám cưới, 11.164 đám tang văn minh (trong đó có 8.473 đám hỏa táng) của gia đình cán bộ hội viên thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Văn minh trong tổ chức việc cưới không chỉ khiến ngày khởi đầu cuộc sống lứa đôi thêm vẹn tròn hạnh phúc, tâm lý “trả nợ miệng” được xóa bỏ, mà còn đẩy lùi nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội phát sinh, góp phần gắn kết tình làng, nghĩa xóm. Hơn thế, đây còn là một trong nhiều nội dung góp phần bồi đắp văn hóa Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

B.Thoa- H.Phạm

Kỳ cuối: Để Thành phố thực sự văn minh- thanh lịch

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tập trung triển khai 14 hoạt động.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động