Để đô thị Hà Nội thực sự trật tự, văn minh

Kỳ 3: Giải quyết hài hòa lợi ích

(LĐTĐ) Bản chất của các vi phạm trật tự đô thị như lấn chiếm vỉa hè, họp chợ cóc, dừng đỗ phương tiện trái phép… là vi phạm pháp luật. Song vấn đề đặt ra là, tại sao khi đã quy định rõ trong luật mà vẫn khó khăn trong ngăn chặn. Thực tế cho thấy, bên cạnh thiếu sự quyết liệt từ các cấp cơ sở thì có những vi phạm thường xuyên tái diễn bởi nó trực tiếp là “cần câu cơm”, chứa lợi ích của một bộ phận người dân. 
ky 3 giai quyet hai hoa loi ich Kỳ 2: Góc nhìn từ một số quận trung tâm
ky 3 giai quyet hai hoa loi ich Kỳ I : Trật tự đô thị sau một năm ra quân thiết lập

Đâu là nguyên nhân?

Từ nhiều năm nay, câu chuyện đảm bảo trật tự độ thị luôn là vấn đề “nóng” thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, có một thực tế là các chiến dịch ra quân, dù được triển khai rầm rộ và thực hiện nghiêm song vi phạm vẫn tái diễn. Nói cách khác, có một vòng lặp luẩn quẩn quanh vấn đề này là: Các lực lượng chức năng ra quân giải tỏa - Lấn chiếm - Ra quân giải tỏa… Vòng lặp này tồn tại hết năm này qua năm khác.

ky 3 giai quyet hai hoa loi ich
Lực lượng chức năng xử lý, nhắc nhở những vi phạm liên quan đến trật tự đô thị

Theo ghi nhận thực tế, tại các khu như: Trung Hòa – Nhân Chính thuộc địa bàn phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) và phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) phổ biến nhất là việc không gian bị lấn chiếm làm hàng quán. Cụ thể, phần lớn diện tích chung, hành lang ở các tòa nhà N5C, N5D đều được người dân tận dụng để kinh doanh cơm, phở, bún, ốc, chè, nước mía, trà đá…

Vào giờ cao điểm, khách đông ngồi tràn, đặc kín. Đáng nói, tại các khu vực này, xe máy đậu tràn lan chiếm dụng vỉa hè, lòng đường. Chưa hết, hiện phía bên dưới các tòa nhà (N6A, N6B, N6C) hiện tượng nhiều hàng quán, chợ cóc chiếm dụng vỉa hè cũng xuất hiện.

ky 3 giai quyet hai hoa loi ich

Khi được hỏi, nhiều người dân cho biết, hàng quán, điểm kinh doanh của họ lộn xộn, chính quyền đã nhắc nhở song không thể bỏ quán bởi đây là nguồn mưu sinh. Trường hợp bà Phạm Thị T. trú tại quận Hoàn Kiếm là ví dụ. Theo lời bà T. bản thân bà già cả, lại không có lương hưu nên chỉ có thể trông cậy, mưu sinh vào quán nước. Mỗi ngày, quán nước này cũng đem lại thu nhập cho họ từ 50.000 – 100.000 đồng.

Còn theo chị Dương Thị Hạnh, trú tại phố Chùa Bộc, gia đình chị buôn bán quần áo nên rất cần không gian để trưng bày hàng và chỗ để xe cho khách. Diện tích cửa hàng có hạn nên chị phải tận dụng một phần vỉa hè để trưng bày và làm chỗ để xe. Gần 1 năm nay, chính quyền địa phương đẩy mạnh chống lấn chiếm vỉa hè, gia đình chị cũng vui vẻ chấp hành song việc kinh doanh cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị cho rằng, sở dĩ công tác quản lý trật tự đô thị luôn rơi vào cảnh “đá ném ao bèo” có thể gồm nhiều nguyên nhân song cơ bản nhất vẫn là bởi chưa hài hòa được lợi ích.

Chẳng hạn, bên cạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm thì phải có giải pháp hài hòa giữa lợi ích kinh tế của các hộ dân. Ví dụ, khi dẹp chợ “cóc”, chợ tạm nên bố trí một nơi buôn bán cho phù hợp để không làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Hay khi xóa bỏ bãi xe không phép, sai phép nên xem xét bố trí lại điểm đỗ cho người dân…

Cần xử lý mềm dẻo

Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện Mệnh lệnh số 02 của Giám đốc Công an Thành phố về tăng cường bảo đảm án toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn. Theo đó, đối với công tác quản lý trật tự đô thị, Công an TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm và sắp xếp, duy trì chống tái lấn chiếm, tập trung xử lý các vi phạm, như: Chiếm dụng hè phố, lòng đường kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện trái phép; “chợ cóc”, chợ tạm, hàng quán, bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, địa bàn công cộng gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị; dừng, đỗ phương tiện trái quy định trên hè phố, dưới lòng đường; ô dù, biển quảng cáo, rao vặt trái phép; lều quán, mái che, mái vảy, bục bệ, cầu dẫn không đúng quy định…

Khách quan nhìn nhận, khi triển khai thực hiện Mệnh lệnh, các đơn vị trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là Công an các phường đã phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 197 đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật sâu, rộng với nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, phù hợp đến các tổ chức cá nhân để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm; lực lượng cảnh sát khu vực tổ chức tuyên truyền trong các buổi nói chuyện tại cụm dân cư, dân phố.

Hiệu quả bước đầu đã có. Dễ thấy nhất là tại địa bàn phường như: Điện Biên (quận Ba Đình), Trung Liệt (quận Đống Đa), Hà Cầu (quận Hà Đông)… từng hộ dân ở mặt phố, các cửa hàng kinh doanh để nhắc nhở và tuyên truyền giải thích cho người dân về việc chấp hành tốt trật tự đô thị.

Trên góc độ nhìn nhận khác, với các vi phạm như chợ tạm, chợ cóc, các hành vi vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường… dù các cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc song hiện tượng này vẫn chưa dứt điểm. Nguyên nhân một phần bởi cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn nhất định.

Chẳng hạn, hiện để xử lý các hành vi vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, các lực lượng chức năng sẽ căn cứ vào Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, theo quy định các lực lượng chức năng không được phép xử lý tại các tuyến đường không có tên, các ngõ, ngách. Bởi vậy, đối với các trường hợp vi phạm trật tự đô thị tại các ngõ, ngách, các tuyến đường chưa được đặt tên, các lực lượng chức năng chỉ có thể nhắc nhở chứ không thể xử phạt. Tương tự, đối với chế tài về xử lý hành vi xả rác sai nơi quy định, lãnh đạo một số phường cũng cho rằng, để làm được điều này, các lực lượng chức năng phải tiến hành quay phim, chụp ảnh được hành vi vi phạm.

Phường Trung Liệt là ví dụ. Theo bà Hoàng Hoài Loan – Phó Chủ tịch UBND phường, trên địa bàn có một điểm khó xử lý là khu vực bãi rác Thành Công. Bãi này tồn tại từ nhiều năm nay cũng là nỗi băn khoăn rất lớn của phường. Tại đây, hiện chưa có biển báo nên các lực lượng chức năng phường khó xử lý.

Chưa hết, hiện người dân sống quan khu vực cũng chưa thuộc “biên chế” chính thức của phường nên khâu đoạn tuyên truyền, vận động cũng gặp không ít khó khăn. Phó Chủ tịch phường cũng cho rằng, với vấn đề duy trì trật tự đô thị, mấu chốt nằm ở ý thức người dân. Bởi nếu người dân không đồng lòng, không ý thức được trách nghiệm trong việc xây dựng đô thị thì dù có xử phạt bao nhiêu vẫn không xuể.

Rõ ràng, quanh câu chuyện duy trì trật tự đô thị, về lâu dài để xử lý tận gốc vấn đề bản thân mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức nhưng sẽ rất thiếu nếu như không có sự nỗ lực của các cơ quan chức năng. Theo tìm hiểu, trên nhiều địa bàn, để công tác này đi vào chiều sâu, hiệu quả nhiều địa phương đã có cách làm rất mới. Chẳng hạn, tại quận Cầu Giấy, việc sử dụng mạng xã hội cho công tác quản lý được triển khai từ năm 2016 và đến nay đã phát huy hiệu quả.

Theo đó, các cán bộ lãnh đạo quận, phường, các phòng, ban chức năng tham gia vào một nhóm trong ứng dụng Zalo hay Viber trên điện thoại thông minh. Khi phát hiện trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, các cán bộ phường, quận đều có trách nhiệm chụp ảnh, thông tin về địa điểm, ngày, giờ phản ánh lên nhóm. Từ đó, lãnh đạo các phường biết để chỉ đạo xử lý, sau đó thông tin, báo cáo lại kết quả ngay trên nhóm để lãnh đạo quận nắm rõ.

Mô hình nêu trên cho thấy, nếu chính quyền, thật sự nêu cao trách nhiệm, thì sẽ có những sáng kiến, giải pháp phù hợp giúp người dân ổn định cuộc sống, đồng thời không làm ảnh hưởng trật tự, mỹ quan đô thị. Lập lại trật tự đường phố, giữ gìn vẻ đẹp, văn minh đô thị tại Hà Nội là việc phải thực hiện.

Người dân thành phố đang rất mong chờ những giải pháp đồng bộ, vừa bảo đảm tuân thủ pháp luật, vừa hài hòa lợi ích kinh tế và tập quán của người dân, làm cho mỗi người nhận thức trách nhiệm của mình, chung tay với chính quyền. Được như vậy, kết quả lập lại trật tự đô thị mới căn cơ, bền vững.

Còn nữa…

Luyện Đinh – Thảo Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

(LĐTĐ) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, theo quy định của pháp luật trong thời gian 5 ngày cơ quan nhà nước phải giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp (DN) nhưng Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” từ 2 đến 3 tháng.
Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

(LĐTĐ) Trong thời đại 4.0 hiện nay, gửi tiết kiệm online trở thành xu hướng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và an toàn.

Tin khác

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 20/3 hằng năm còn được gọi là ngày Quốc tế hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn, Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2024) với các hình thức phong phú và đa dạng, hấp dẫn.
Giữ hồn lễ hội truyền thống

Giữ hồn lễ hội truyền thống

(LĐTĐ) Các lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội. Bảo vệ và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long, tạo nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, góp phần định vị thương hiệu văn hóa Hà Nội.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

(LĐTĐ) Sáng 16/3, nhiều người dân trên địa bàn quận Ba Đình đã đến tham quan triển lãm "Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị". Gần 30 bức tranh tràn đầy cảm xúc về phố cổ Hà Nội gắn với những nét đẹp văn hóa, lịch sử và quá trình đô thị hóa đã được trưng bày tại Vườn hoa Vạn Xuân.
Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng sáng kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ tháng 11/2023, mô hình thí điểm "Sân chơi trên bãi rác Phúc Tân" với quy mô 1.000 m2 đã được thực hiện tại tổ 1, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm với sự ủng hộ rất lớn từ địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và hệ sinh thái, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo không gian lành mạnh gắn kết người dân.
Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm gần đây, hoa bưởi đã trở thành một thức quà không thể thiếu của người Hà Nội mỗi dịp Xuân về. Dịp này, dạo quanh phố phường Thủ đô, đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong chất đầy hoa bưởi.
Tân binh huyện Thanh Trì tự hào lên đường nhập ngũ

Tân binh huyện Thanh Trì tự hào lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Sáng 26/2, trong tiết trời mưa phùn lạnh giá, 179 thanh niên ưu tú của huyện Thanh Trì với tinh thần, nhiệt huyết của tuổi trẻ đã hăng hái lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân. Trong hành trang về đơn vị, ngoài bộ quân phục trang nghiêm của người lính là sự quyết tâm phấn đấu, vững tin tiếp bước cha anh, tô thắm truyền thống quê hương.
Xem thêm
Phiên bản di động