Sở Xây dựng Hà Nội: Tự hào truyền thống 70 năm trưởng thành và phát triển

(LĐTĐ) Ngày 10/10/1954, trong không khí đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô, Sở Công chính Thành phố, tiền thân của Sở Xây dựng Hà Nội ngày nay, đi vào hoạt động. Kể từ đó, ngày 10/10 đã trở thành ngày truyền thống, ngày thành lập của Sở Xây dựng nói riêng và ngành Xây dựng Hà Nội nói chung. Trong suốt chặng đường 70 năm, Sở Xây dựng Hà Nội đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, từng bước lớn mạnh và khẳng định vị thế, vai trò tiên phong trong công cuộc xây dựng và kiến thiết Thủ đô, được đánh dấu bởi những mốc son hào hùng, những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Hành trình về nguồn ý nghĩa của đoàn cán bộ Sở Xây dựng Hà Nội Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân Thủ đô sau bão Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Năm 1954, khi mới tiếp quản nhiệm vụ từ Ty Công chính và đi vào hoạt động, Sở Công chính thực hiện chức năng quản lý hành chính và sự nghiệp các ngành kiến trúc, giao thông, thủy lợi với các nhiệm vụ chính là tu sửa nhà cửa, công thự của các cơ quan; vệ sinh, cống rác, đường sá, cầu cống, đê điều, cấp nước, chiếu sáng, hệ thống cây xanh, cứu hỏa, quản lý quy tắc xây dựng Thành phố và một số việc khác. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở khi đó có 7 phòng chuyên môn và 7 đơn vị trực thuộc.

Tại các đơn vị trực thuộc, lực lượng chủ yếu là lao động phổ thông quét rác và vệ sinh thùng; công nhân kỹ thuật rất ít, chủ yếu là thợ nề, thợ mộc; có một số ít công nhân cơ khí, sửa chữa ô tô làm việc tại xưởng máy công trình Phan Chu Trinh. Tuy số lượng cán bộ, công nhân viên không nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng cán bộ, công nhân viên đã vượt qua khó khăn, tham gia khôi phục sản xuất, giữ gìn vệ sinh, cung cấp điện, nước, đảm bảo nhu cầu đời sống cơ bản, thiết yếu của nhân dân trong công cuộc xây dựng kinh tế Thủ đô.

Trải qua 70 xây dựng và trưởng thành, có thể tổng quát bộ máy và nhiệm vụ của Sở Xây dựng Hà Nội qua 5 giai đoạn: Giai đoạn tháng 10/1954 - 1964; Giai đoạn 1965 - 1975; Giai đoạn 1976 - 1985; Giai đoạn 1986 - tháng 8/2008 và giai đoạn từ tháng 8/2008 đến nay.

Sở Xây dựng Hà Nội: Tự hào truyền thống 70 năm trưởng thành và phát triển
Bộ mặt đô thị của thành phố Hà Nội ngày càng đổi thay trong suốt 70 năm qua có sự đóng góp rất lớn của ngành Xây dựng Hà Nội (Ảnh minh họa)

Năm 2008 là năm đánh dấu sự chuyển mình lớn mạnh của Sở Xây dựng Hà Nội trong quá trình phát triển, với 3 thay đổi lớn về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức: Tiếp nhận chức năng, tổ chức về nhà ở và công sở từ Sở Tài nguyên và Môi trường (theo Quyết định số 1593/QĐ-UBND ngày 06/5/2008); tiếp nhận chức năng, tổ chức quản lý Nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị từ Sở Giao thông Công chính (theo Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 6/5/2008); đặc biệt ngày 02/8/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ban hành Quyết định thành lập Sở Xây dựng Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng Hà Tây và Sở Xây dựng Hà Nội.

Từ năm 2016 đến nay, Sở Xây dựng đã có 3 lần rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy (năm 2016, 2021, 2023). Theo Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND ngày 23/12/2023 của UBND Thành phố, cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở có 13 phòng, ban: Tổ chức cán bộ; Kế hoạch - Đầu tư; Phát triển đô thị; Quản lý hạ tầng cấp, thoát nước; Quản lý cây xanh, chiếu sáng và công trình ngầm; Quản lý xây dựng; Cấp phép xây dựng; Pháp chế - Chính sách nhà ở; Kinh tế và vật liệu xây dựng; Quản lý nhà và thị trường bất động sản; Quản lý kỹ thuật và giám định chất lượng, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở và 3 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội, Trung tâm Quản lý nhà thành phố Hà Nội, Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội với 173 công chức, 191 viên chức.

Mặc dù, Sở Xây dựng là một trong những cơ quan chuyên môn của Thành phố với khối lượng công việc lớn, địa bàn quản lý rộng, tính chất công việc phức tạp, liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội và nhu cầu an sinh xã hội của người dân, nhưng công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở đã luôn đoàn kết, quyết tâm, thực hiện tốt các nhiệm vụ mới được tiếp nhận và triển khai hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) của Đảng bộ thành phố Hà Nội, các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch trung hạn, hằng năm, chuyên đề của Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố với một số thành tựu, kết quả đạt được như sau:

Về việc thực hiện các chương trình công tác của Thành phố: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) của Đảng bộ thành phố Hà Nội và các Chương trình công tác của Thành ủy, Sở Xây dựng đã ban hành Kế hoạch, Chương trình triển khai, bám sát theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước theo lĩnh vực ngành trên địa bàn Thành phố. Trong đó, thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2020-2025”; xây dựng kế hoạch và thực hiện Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu, giai đoạn 2021 - 2025”.

Sở Xây dựng Hà Nội: Tự hào truyền thống 70 năm trưởng thành và phát triển
Sở Xây dựng Hà Nội đảm bảo công tác chỉnh trang, phát triển đô thị (Ảnh minh họa)

Sở Xây dựng Hà Nội cũng tham gia tổ chức xây dựng và tham mưu UBND Thành phố ban hành 5 chuyên đề của Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021- 2025”, gồm: “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh công tác cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố”; “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”; “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng về quỹ nhà tái định cư trên địa bàn Thành phố”; “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”; “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý các công trình công cộng tại các khu đô thị trên địa bàn Thành phố”; Tổ chức xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan thường trực triển khai thực hiện các chương trình công tác của Thành ủy. Sở đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao tại các chương trình, kế hoạch giai đoạn trung hạn, hàng năm của UBND Thành phố.

Về công tác tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật: Sở tập trung nghiên cứu, soạn thảo, tham mưu Thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quản lý xây dựng theo quy hoạch chung của Thành phố. Sở đã tham mưu UBND Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 35/2020/QĐ-TTg ngày 9/12/2020 về sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội. Từ năm 2021 đến nay, Sở đã tham mưu UBND Thành phố ban hành 5 văn bản quy phạm pháp luật; 14 Kế hoạch chuyên ngành; 2 Đề án, 1 Chương trình; Tham mưu HĐND Thành phố ban hành 2 Nghị quyết.

Năm 2024, thực hiện nhiệm vụ được UBND Thành phố giao, Sở Xây dựng đang thực hiện rà soát, nghiên cứu tham mưu xây dựng các Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND Thành phố nhằm cụ thể, chi tiết các quy định tại Luật Thủ đô 2024 về lĩnh vực ngành Xây dựng. Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Thành phố trong lĩnh vực xây dựng hiện nay cơ bản đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, theo thẩm quyền, có tính khả thi cao khi được áp dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh trong công tác quản lý Nhà nước theo lĩnh vực ngành. Công tác hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền pháp luật luôn được Sở Xây dựng chú trọng, thực hiện thường xuyên, liên tục, đa dạng về hình thức.

Sở Xây dựng Hà Nội: Tự hào truyền thống 70 năm trưởng thành và phát triển
Sở Xây dựng Hà Nội đảm bảo công tác quy hoạch chuyên ngành (Ảnh minh họa)

Về công tác quy hoạch chuyên ngành: Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05 quy hoạch chuyên ngành, bao gồm: Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngoài ra, UBND Thành phố đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chương trình, kế hoạch, đề án chuyên ngành dài hạn. Là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực xây dựng của Thành phố, Sở Xây dựng thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan chủ trì trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7; Tham gia với các Sở, ngành Thành phố trong việc xây dựng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng các quận, huyện, thị xã và các quy hoạch chuyên ngành khác.

Công tác phát triển đô thị, phát triển nhà ở được đánh giá là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của ngành, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND Thành phố ban hành các Kế hoạch, Chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021 - 2030, 2021 - 2025, Kế hoạch Phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Sở thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện phát triển nhà ở theo dự án đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đô thị. Tập trung xây dựng Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội và được HĐND Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 23/9/2021.

Công tác thanh tra, quản lý trật tự xây dựng: Công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành luôn được Sở Xây dựng quan tâm, ban hành Kế hoạch Thanh tra hàng năm và tiến hành thực hiện theo đúng quy định. Với đặc thù của công tác quản lý trật tự xây dựng của Thủ đô, từ tháng 8/2018 đến nay, Hà Nội là đơn vị hành chính cấp tỉnh duy nhất trên toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập 30 Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã. Đã tạo sự thống nhất, tập trung, xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND quận, huyện, thị xã về quản lý trật tự xây dựng tại địa phương, nâng cao tính chịu trách nhiệm toàn diện của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lý trật tự xây dựng.

Sở Xây dựng Hà Nội: Tự hào truyền thống 70 năm trưởng thành và phát triển
Công tác phát triển đô thị, phát triển nhà ở được đánh giá là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Hà Nội (Ảnh minh họa)

Công tác quản lý trật tự xây dựng tại cơ sở có sự tham gia phối hợp, giám sát của các cơ quan, đơn vị chức năng, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại địa phương. Qua đó, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị có những chuyển biến tích cực, đã tập trung giải quyết dứt điểm nhiều trường hợp vi phạm, tồn đọng, hạn chế các vi phạm mới phát sinh và không để xảy ra các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội. Tỷ lệ số công trình có vi phạm giảm mạnh, tỷ lệ số công trình có vi phạm đến hết năm 2023 giảm còn 2,51%, đến tháng 6/2024 chỉ còn 1,41%.

Những thành tựu, kết quả quản lý Nhà nước theo lĩnh vực ngành đạt được của Sở Xây dựng đã được Đảng, Nhà nước, Thành phố ghi nhận, xét tặng các huân chương cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2002, Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2004, Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2010, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1983, 2006, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1984, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2014...

Hăng say lao động, góp sức xây dựng Thủ đô

Nhìn lại chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển, cho thấy sự trưởng thành, lớn mạnh của Sở Xây dựng Hà Nội. Qua mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường phát triển, Sở Xây dựng Hà Nội đã ghi dấu ấn, khẳng định vị trí, vai trò của mình, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng khang trang giàu đẹp. Tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ trọng đại nêu trên, Sở Xây dựng Hà Nội phát huy kết quả đã đạt được và đặt ra mục tiêu, định hướng phát triển trong thời gian tới đối với từng lĩnh vực công tác để đáp ứng sự phát triển của Thủ đô.

Một là: Tiếp tục tập trung đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo phương châm 5 rõ “Rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”, “Một việc - một đầu mối xuyên suốt”. Tiếp tục tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao trách nhiệm, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Sở Xây dựng Hà Nội: Tự hào truyền thống 70 năm trưởng thành và phát triển
Sở Xây dựng Hà Nội đã ghi dấu ấn, khẳng định vị trí, vai trò của mình, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng khang trang giàu đẹp (Ảnh minh họa)

Hai là: Tăng cường cải cách hành chính, xây dựng cơ quan điện tử. Tập trung rà soát các thủ tục hành chính, các văn bản pháp quy, giải quyết thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, giảm thời gian, công khai minh bạch; Tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người dân, doanh nghiệp đảm bảo 100% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành của Sở. Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tích cực tham gia triển khai thực hiện Đề án 06/CP của Chính phủ.

Ba là: Tiếp tục nghiên cứu trình UBND Thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương mới ban hành. Rà soát, tham mưu tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Sở liên quan đến thi hành Luật Thủ đô 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung các cơ chế chính sách đặc thù để thu hút đầu tư theo hướng xã hội hóa về hạ tầng kỹ thuật đô thị, về nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư; quản lý, vận hành, khai thác hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng có hiệu quả.

Bốn là: Tiếp tục rà soát, tham mưu, xây dựng các quy hoạch chuyên ngành như Quy hoạch cấp nước Thủ đô, Quy hoạch thoát nước Thủ đô; Quy hoạch nghĩa trang Thành phố đến năm 2045, tầm nhìn 2065… để triển khai thực hiện tốt Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Năm là: Tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả 10 Chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII, nhất là Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2020 - 2025”. Tập trung vào thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao tại các Chương trình, Kế hoạch của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, đặc biệt là các chỉ tiêu về cấp nước sạch, nhà ở…

Sáu là: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển đô thị, phát triển nhà ở; quản lý nhà và thị trường bất động sản; công tác thanh tra, quản lý trật tự xây dựng...

Tiếp nối truyền thống của các thế hệ cán bộ đi trước, tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động Sở Xây dựng Hà Nội ngày nay luôn không ngừng nỗ lực, học tập, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, hăng say làm việc để tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, đóng góp ý kiến vào việc phòng chống lãng phí. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhận thức chung trong thực hiện sắp xếp tinh gọn lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

(LĐTĐ) Qua phiên giải trình cho thấy công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố nói chung và các tuyến sông Hồng, sông Đuống nói riêng, thời gian qua đã được Thành phố và các quận, huyện, thị xã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và có nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét.
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

(LĐTĐ) Ngày 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của Thành phố đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình của Thường trực HĐND Thành phố về lĩnh vực công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký Công văn số 4277/UBND-NC ngày 19/12/2024 về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công dễ dàng, nhanh chóng.
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

(LĐTĐ) Sáng nay (17/12), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ đô.
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Chiều 16/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

(LĐTĐ) Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động