Để đô thị Hà Nội thực sự trật tự, văn minh

Kỳ 2: Góc nhìn từ một số quận trung tâm

(LĐTĐ) Thời gian qua, đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2019, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền trong công tác lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè trên địa bàn Hà Nội đã làm cho nhiều tuyến đường trở nên thông thoáng. Tuy nhiên, trên nhiều tuyến phố, vi phạm về trật tự đô thị vẫn diễn ra tràn lan.
ky 2 goc nhin tu mot so quan trung tam Kỳ I : Trật tự đô thị sau một năm ra quân thiết lập

Chỗ “sáng” chỗ “tối”

Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 19/3 tại một số tuyến đường lớn như Trần Duy Hưng, Giảng Võ - Láng Hạ, Xã Đàn - Ô Chợ Dừa, Kim Mã, Thái Hà, Tây Sơn, Chùa Bộc… công tác quản lý trật tự đô thị đã dần đi vào nền nếp. Tình trạng người dân ngang nhiên lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh gây cản trở, mất an toàn giao thông đã từng bước được khắc phục, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân.

Có mặt tại điểm nóng Thái Hà - Chùa Bộc, hình ảnh đường phố, biển báo, điểm trông giữ xe phần lớn vào “quy củ” khiến không ít người ngạc nhiên. Chỉ khoảng hơn một năm trước đây, khu vực này là điểm “đen” ùn tắc giao thông, hàng quán, bãi xe dựng la liệt chiếm hết vỉa hè.

Chị Dương Thị Hạnh ở Chùa Bộc chia sẻ: “Gia đình tôi buôn bán quần áo cần không gian để trưng bày hàng và chỗ để xe cho khách, nhưng do nhà nhỏ nên phải tận dụng một phần vỉa hè để trưng bày ra ngoài, và chỗ để xe. Tuy nhiên, gần 1 năm nay khi phường vận động công tác trật tự đô thị, nói nhiều thành quen, chính bản thân mình cũng nhận thấy được những lợi ích từ việc này và vui vẻ chấp hành”.

ky 2 goc nhin tu mot so quan trung tam
Đầu năm 2019, hàng loạt các quận, phường của Thủ đô đã ra quân xử lý vi phạm vỉa hè

Theo bà Hoàng Hoài Loan - Phó Chủ tịch phường Trung Liệt: “Phường Trung Liệt có 12 tuyến phố đều là mặt phố chính, trong đó có 3 tuyến điểm trật tự văn minh đô thị là Tây Sơn, Thái Hà, Chùa Bộc. Gần như 3 tuyến này ngày nào phường cũng chỉ đạo công an, tuần tra để quản lý trật tự. Đến nay, dọc tuyến phố này xe cộ đã được sắp xếp gọn gàng, biển báo, biển led không còn, so với lúc khởi điểm là có sự tiến bộ vượt bậc”.

Tại phường Trung Liệt (quận Đống Đa, Hà Nội), trong năm 2018, phường đã xử lý, tháo dỡ 7 biển bảng quảng cáo tấm lớn và 40 biển hiệu vi phạm. Tạm giữ 02 tủ bàn bán hàng; 8 bộ bàn ghế; 70 ghế nhựa; 10 ô dù lấn chiếm hè phố lòng lề đường đô thị. Xử lý, bóc xóa quảng cáo rao vặt: 245 trường hợp. Công an phường thường xuyên duy trì trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông các tuyến phố, đặc biệt là ngõ 165 Chùa Bộc, ngõ 3 Thái Hà. Đặc biệt, trong đầu năm 2019, phường cũng đã nhiều lần ra quân tiến hành xử lý đối với nhiều trường hợp trên địa bàn, tuy nhiên số trường hợp vi phạm giảm đáng kể.

Phường Trung Tự (quận Đống Đa) cũng là một trong số những phường thực hiện tốt công tác thiết lập trật tự vỉa hè. Theo số liệu của phường cung cấp, trong thời gian vừa qua, Ban chỉ đạo 197 của Phường đã huy động hàng nghìn lượt cán bộ và hàng lượt phương tiện để đôn đốc, nhắc nhở, xử lý và cắm chốt tại những nơi thường xuyên vi phạm để từng bước đưa trật tự đô thị trên địa bàn vào nề nếp. Năm 2018, phường đã xử lý 624 trường hợp, phạt 272.500.000đ. Trong đó, xử lý 326 trường hợp về trật tự giao thông, phạt 155.150.000đ, 298 trường hợp trật tự đô thị, phạt 117.350.000đ.

Theo ông Hà Phú Bình - Chủ tịch UBND phường Trung Tự: “Với đặc thù của phường Trung Tự có 52 khu tập thể cũ và 5 tuyến phố chính là Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đông Tác, Chùa Bộc và Đặng Văn Ngữ. Ban chỉ đạo 197 của phường đã vận động và tổ chức kí cam kết với 100% các hộ kinh doanh mặt phố, mặt ngõ và tập thể đảm bảo không vi phạm về trật tự đô thị, không lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán”.

ky 2 goc nhin tu mot so quan trung tam

Nhiều hộ kinh doanh vẫn ngang nhiên chiếm lối đi để kinh doanh.

Trái ngược với các phường nói trên, hiện nay tại một số tuyến đường ở các quận, huyện vẫn còn tình trạng người dân lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh buôn bán gây mất trật tự mỹ quan đô thị, điển hình là ở quận Hoàn Kiếm. Chiều 19/3, có mặt trên tuyến phố Hàng Dầu, phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm) chúng tôi chứng kiến cảnh nhiều người bán giày dép, thời trang chiếm dụng vỉa hè.

Tương tự, tại phố Gia Ngư (Hoàn Kiếm), một dọc vỉa hè bỗng nhiên biến thành “chợ cóc”. Hàng hóa, thực phẩm, xe cộ được bày chật kín vỉa hè, thậm chí tràn xuống lòng đường, không còn lối cho người đi bộ, thậm chí tràn xuống cả lòng đường gây mất trật tự đô thị và an toàn giao thông.

Các tuyến phố cổ như Hàng Bè, Hàng Bồ, Hàng Vải, Hàng Gà…cũng không kém phần “nhộn nhịp”. Vỉa hè cũng bị nhiều hộ kinh doanh, người bán hàng rong chiếm dụng để buôn bán chiếm hết lối đi. Không chỉ có vỉa hè mà lòng đường tại một số quận trung tâm cũng bị tài xế xe ô tô, taxi tận dụng làm chỗ đậu, đỗ xe gây mất trật tự an toàn giao thông.

Thiếu chế tài trong việc quản lý đô thị trong ngõ, ngách

Trong những năm qua, TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý, đảm bảo trật tự lòng lề đường, vỉa hè nhưng kết quả thực hiện vẫn chưa đạt yêu cầu. Mặc dù, hầu hết các quận, phường đều có nỗ lực trong thực hiện công tác nhưng tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, kinh doanh trái phép, đặc biệt là trong các ngõ ngách vẫn xảy ra.

Theo quan sát của phóng viên, trên địa bàn Hà Nội, các tuyến phố chính đã có sự thay đổi tích cực. Nhưng đối với các ngõ, ngách nhỏ các địa phương vẫn chưa làm triệt để. Đặc biệt, tình trạng dừng, đậu xe tràn lan, trái phép chưa có chuyển biến. Chợ tự phát tuy có giảm nhưng chưa dứt điểm; nhiều nơi chất lượng vỉa hè xuống cấp, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và gây khó khăn cho người đi bộ.

Có một thực tế khác mà từ nhiều năm nay vẫn liên tục xảy ra là khi có đoàn kiểm tra, vỉa hè được trả lại thông thoáng, nhưng chỉ sau vài ngày, tất cả lại đâu vào đấy. Thậm chí, rất nhiều đơn vị kinh doanh trông giữ xe đạp, xe máy vi phạm nhiều lần, lặp đi lặp lại. Nhưng họ vẫn chấp nhận nộp phạt để rồi lại tiếp tục vi phạm.

Về nguyên nhân, cán bộ của một số phường cho rằng sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong cùng địa phương, giữa các địa phương chưa cao, đặc biệt tại các khu vực giáp ranh của nhiều phường, quận. Lãnh đạo nhiều quận, phường chưa thật sự quan tâm, chưa quyết liệt chỉ đạo, chưa kiểm điểm cấp phường không thực hiện tốt công tác này. Mặt khác, cách làm chưa phù hợp; công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, sâu sát, chưa chuyển biến được nhận thức của người dân; công tác kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết… dẫn đến dư luận cho rằng có tình trạng bao che, bảo kê, tiêu cực. Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, thường tái vi phạm; nhiều tuyến đường nội đô không có vỉa hè hoặc vỉa hè hẹp.

Trao đổi về vấn đề này, bà Hoàng Hoài Loan - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Liệt cho rằng: “Tôi vẫn xác định là cần thay đổi nhận thức của mọi người mới là mấu chốt. Chứ có bao nhiêu cảnh sát, công an, bao nhiêu người ra xử phạt cũng không xuể nếu người dân không đồng tình, không đồng lòng. Chúng tôi mong muốn người dân hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc xây dựng đô thị”.

Trở lại câu chuyện vỉa hè vẫn bị tái lấn chiếm sau quá trình ra quân ráo riết của các lực lượng, nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết triệt để vấn đề thì cần tạo ra hạ tầng, cơ sở vật chất. Nói cách khác, cần có một không gian riêng dành cho những người bán hàng rong về một khu vực để tránh tình trạng lấn chiếm tràn lan. Tiếp đến, trong các con phố cần phải có những bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe thông minh để phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Không kiên quyết và đồng bộ như vậy thì sớm muộn tình trạng phạt thì cứ phạt mà vi phạm thì vẫn cứ vi phạm.

K. Tiến - L. Thắm

Kỳ 3: Giải quyết hài hòa lợi ích

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.

Tin khác

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 20/3 hằng năm còn được gọi là ngày Quốc tế hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn, Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2024) với các hình thức phong phú và đa dạng, hấp dẫn.
Giữ hồn lễ hội truyền thống

Giữ hồn lễ hội truyền thống

(LĐTĐ) Các lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội. Bảo vệ và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long, tạo nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, góp phần định vị thương hiệu văn hóa Hà Nội.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

(LĐTĐ) Sáng 16/3, nhiều người dân trên địa bàn quận Ba Đình đã đến tham quan triển lãm "Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị". Gần 30 bức tranh tràn đầy cảm xúc về phố cổ Hà Nội gắn với những nét đẹp văn hóa, lịch sử và quá trình đô thị hóa đã được trưng bày tại Vườn hoa Vạn Xuân.
Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng sáng kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ tháng 11/2023, mô hình thí điểm "Sân chơi trên bãi rác Phúc Tân" với quy mô 1.000 m2 đã được thực hiện tại tổ 1, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm với sự ủng hộ rất lớn từ địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và hệ sinh thái, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo không gian lành mạnh gắn kết người dân.
Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm gần đây, hoa bưởi đã trở thành một thức quà không thể thiếu của người Hà Nội mỗi dịp Xuân về. Dịp này, dạo quanh phố phường Thủ đô, đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong chất đầy hoa bưởi.
Tân binh huyện Thanh Trì tự hào lên đường nhập ngũ

Tân binh huyện Thanh Trì tự hào lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Sáng 26/2, trong tiết trời mưa phùn lạnh giá, 179 thanh niên ưu tú của huyện Thanh Trì với tinh thần, nhiệt huyết của tuổi trẻ đã hăng hái lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân. Trong hành trang về đơn vị, ngoài bộ quân phục trang nghiêm của người lính là sự quyết tâm phấn đấu, vững tin tiếp bước cha anh, tô thắm truyền thống quê hương.
Xem thêm
Phiên bản di động