Kỳ 2: Dân chủ để người dân tham gia chọn lựa
Kỳ 1: Từ kinh nghiệm chọn nhân tài của Bác Hồ kính yêu | |
Chuẩn bị và tổ chức thật tốt Đại hội Đảng bộ các cấp | |
Kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam |
Phải để nhân dân tham gia lựa chọn
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn cặn dặn “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Thế nên, bất luận công việc gì liên quan đến vận mệnh quốc gia, Người đều lấy dân làm gốc. Bởi thế, ở góc độ lựa chọn cán bộ vào Ban Chấp hành Trung ương, Đảng bộ TP Hà Nội, Đảng bộ các cấp, một số cán bộ lão thành cho rằng, bên cạnh thực hiện các quy trình theo quy định của Đảng, chúng ta cũng nên lấy ý kiến rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân.
Đại hội XII của Đảng nêu cao tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ cương và đổi mới |
Về vấn đề này, theo ông Phạm Thế Duyệt, nguyên: Ủy viên Thường vụ Thường trực - Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội… Đảng mạnh không đơn thuần nghĩ là số lượng đông mà quan trọng chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng như thế nào. Muốn có chất lượng tốt phải có những con người tốt. Tốt tức là có đạo đức, có năng lực, có tầm nhìn.
Đặc biệt, muốn có những cán bộ tốt, ngoài quy trình lựa chọn cán bộ trong diện quy hoạch theo các bước, cách tốt nhất để nhân dân cùng tham gia chọn, đánh giá cán bộ.
Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, chính sách, đường lối… song muốn thành công phải tập hợp cho được hiền tài. Thế nên, trong công tác cán bộ, nếu chỉ dựa hoặc phụ thuộc vào công tác quy hoạch mới đáp ứng được một vấn đề. Điều quan trọng, trong công tác cán bộ phải đề cao tính phát hiện, cốt sao chọn được những cán bộ theo đúng năng lực trong các phân ngành, lĩnh vực mang tính chuyên sâu để giúp Đảng, Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo thắng lợi các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội mới là điều cần quan tâm hơn. Ông Phạm Thế Duyệt |
Ông Phạm Thế Duyệt phân tích thêm: Nhân dân lựa chọn cán bộ theo hai hình thức, sau khi có danh sách các đồng chí đủ tiêu chuẩn để Đảng bộ các cấp xem xét giới thiệu vào Ban Chấp hành thì danh sách đó nên đưa ra một cách công khai cho Đảng bộ, Mặt trận Tổ quốc nơi cán bộ đó cư trú, để cán bộ, đảng viên và nhân dân nơi đó đánh giá những cán bộ thuộc diện đề cử thế nào? Ý kiến người dân về họ ra làm sao? Cạnh đó, thông qua các Chi bộ ở cơ sở và có thể Mặt trận Tổ quốc các cấp, đảng viên, người dân có quyền đề cử thêm ứng viên để tổ chức Đảng xem xét tham gia vào Ban Chấp hành đảng bộ các cấp…
“Làm như thế này sẽ thể hiện được tinh thần của Bác Hồ về chọn lựa cán bộ. Đồng thời, thể hiện đúng bản chất của chế độ ta: Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra. Cạnh đó, cũng thể hiện được mối quan hệ giữa Đảng và dân như cá với nước”- ông Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh.
Tiên phong cơ cấu và bầu có số dư
Bên cạnh việc dân chủ trong khâu lựa chọn, đề cử cán bộ, ông Phạm Thế Duyệt cũng cho rằng, để tổ chức Đảng chọn lựa được cán bộ đủ đức, tài nhất quyết trong công tác quy hoạch và nhân sự đại hội cũng phải chọn số dư. Ví dụ, Ban Chấp hành Đảng bộ quận, huyện/thành phố có số lượng từ 30 - 90 đồng chí, thì trong khâu quy hoạch trước đó ít nhất cũng bố trí số lượng từ 50 - 150 đồng chí.
Từ các danh sách đó, sau khi tiến hành chọn lựa và bầu ra được Ban Chấp hành đến bầu các chức danh chủ chốt cũng phải chọn số dư. “Nếu chúng ta không đưa ra số dư để Đại hội bầu các chức danh chủ chốt thì sẽ rơi vào hình thức, rập khuôn”- ông Phạm Thế Duyệt cho hay.
Trên góc độ hiệu quả và tính sáng tạo, ông Đặng Mai Hồng, nguyên giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, thời gian qua toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, do đó hơn lúc nào hết mỗi cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương cần thấm nhuần tư tưởng của Bác về công tác cán bộ. Tránh “bệnh” hình thức, giáo điều, thiếu tính sáng tạo và thực tiễn của địa phương.
Đồng quan điểm này, ông Pham Thế Duyệt cho rằng, quy hoạch mới chỉ là quy ước. Còn muốn thực sự lựa chọn được cán bộ tốt chúng ta phải thực sự cầu tiến và dân chủ. Nghĩa là phải để cho dân được biết người cán bộ đang thuộc diện quy hoạch là ai? Sau đó lắng nghe tiếng dân xem họ nhận xét về cán bộ đó thế nào rồi mới “ý đảng” quyết định.
Đồng thời, bên cạnh công tác nhân sự, Đảng bộ các cấp trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết Đại hội cũng rất cần lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân, đặc biệt đội ngũ tri thức và các bậc lão thành. Mục đích là cốt sao rút ra được những mặt đã làm được, chưa làm được của kỳ Đại hội trước để bổ sung, nghiên cứu làm tốt hơn trong nhiệm kỳ mới.
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân ta đã tin tưởng, gắn bó và một lòng theo Đảng, đấu tranh cách mạng để đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập, tự do. Đồng thời, cũng chính nhân dân là người đã thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình, lựa chọn và bầu ra các cấp chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, cơ sở. Vì thế, khi nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ quan điểm: “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân… Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân… hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý”. Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, phải hướng vào dân, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Lợi ích của Đảng, của Nhà nước với lợi ích của nhân dân là thống nhất, đó là lợi ích của cả tập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân lao động và của toàn xã hội. Do đó, những vấn đề về đường lối, chính sách, cơ chế tổ chức có liên quan đến sinh mệnh, cuộc sống và tương lai của đất nước rất cần sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhân dân, để không chỉ vừa thể hiện sự tôn trọng, phát huy dân chủ mà còn tập hợp được trí tuệ, tinh thần trách nhiệm của nhân dân nhằm hạn chế những sai lầm, khuyết điểm. Yêu thương nhân dân, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng, và kịp thời giải quyết những yêu cầu, kiến nghị của nhân dân, có lợi cho nhân dân cũng chính là thể hiện sự tôn trọng nhân dân. Cho nên, đối với mọi vấn đề, hãy để mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, “góp phần tìm ra chân lý” và từ đó họ “tự do phục tùng chân lý”- quan điểm của Người vẫn là Kim chỉ Nam để chúng ta noi theo hiện nay. |
Kỳ 3: Vận dụng sáng tạo để phát huy hiệu quả
Lê Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32