Tệ nạn mại dâm còn diễn biến phức tạp

Kỳ 2: Cần sự chung tay của toàn xã hội

Hệ lụy của tệ nạn mại dâm không chỉ làm lây lan bệnh dịch, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, mà còn làm băng hoại đạo đức xã hội. Nhiều gia đình tan nát vì tệ nạn mại dâm và nhiều hậu quả khôn lường khác mà chúng ta không thể ngờ tới. Do vậy, muốn kiềm chế, tiến tới dập tắt hoạt động tệ nạn này, hơn bao giờ hết rất cần sự chung tay góp sức của mọi người dân và toàn xã hội.
ky 2 can su chung tay cua toan xa hoi Kỳ 1: Ngày càng tinh vi
ky 2 can su chung tay cua toan xa hoi Hà Nội: Sẽ kiểm tra định kỳ, đột xuất 60 cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm"
ky 2 can su chung tay cua toan xa hoi Hà Nội: “Tú bà” điều hành gái mại dâm bằng hơn 30 chiếc điện thoại

Theo chỉ huy Phòng CSHS – Công an TP, trong thời gian tới, hoạt động của tệ nạn mại dâm vẫn còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp, hoạt động với phương thức thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn như: Hoạt động mại dâm trá hình tại các cơ sở kinh vụ có điều kiện; hoạt động mại dâm với người nước ngoài, cò dắt khách, mại dâm dưới hình thức “gái gọi”, “sex tour”, mại dâm trên mạng internet… Từ tình hình trên cho thấy, công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm trong thời gian tới sẽ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự phấn đấu, nỗ lực của các ngành, các cấp trong đó lực lượng công an là nòng cốt.

Đối với lực lượng công an, cần thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng ở cơ sở, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh kiềm chế hoạt động tệ nạn mại dâm, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng, ổ nhóm tổ chức chứa chấp, môi giới hoạt động mại dâm. Biện pháp hiệu quả nhất để đấu tranh với tệ nạn mại dâm là tăng cường kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ như nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn mini... bởi đây là những nơi tiềm ẩn các hoạt động phức tạp của tệ nạn này.

ky 2 can su chung tay cua toan xa hoi
ảnh minh họa

Song song với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân, đến từng phường, xã, thị trấn, từng tổ dân phố, phối hợp với các tổ chức xã hội, ban, ngành đoàn thể về chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tệ nạn bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú. Từ đó nâng cao ý thức cảnh giác, tự phòng ngừa và chủ động phát hiện, tố giác tội phạm về tệ nạn xã hội.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ số đối tượng có tiền án, tiền sự, số đối tượng liên quan đến hoạt động mại dâm; tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, nhạy cảm về an ninh trật tự… không để các đối tượng có điều kiện, cơ hội để hoạt động mại dâm.

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lại các địa bàn, tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự, nhất là các địa bàn phức tạp về tệ nạn xã hội, mại dâm công cộng, kiên quyết không để hình thành các tụ điểm mại dâm công cộng gây bức xúc trong dư luận, tiến tới xóa bỏ các tụ điểm tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố.

Chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan để tổ chức thực hiện hiệu quả, kế hoạch, chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm...

Ngày 23/1 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 24/KH-UBND về phòng chống mại dâm trên địa bàn thành phố năm 2018, với mục tiêu là tạo sự đồng thuận, quyết tâm và chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của toàn xã hội, chính quyền các cấp, các Sở, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân Thủ đô trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố. Cùng với đó, Thành phố cũng đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm chứa, môi giới, tổ chức hoạt động mại dâm; giảm tụ điểm phức tạp về mại dâm, giảm tác hại của hoạt động mại dâm, hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm cho người bán dâm; Bảo đảm quyền bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội của người bán dâm, tạo cơ hội giúp họ hòa nhập cộng đồng bền vững.

Kế hoạch đặt ra trong năm 2018 là phát hiện, khám phá, xử lý hình sự 150 vụ án liên quan đến hoạt động mại dâm; xét xử 120 vụ án liên quan đến hoạt động mại dâm. Triệt xóa 2 tụ điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm trong cơ sở kinh doanh dịch vụ và tại địa bàn công cộng; không để tái hoạt động đối với 21 tụ điểm mại dâm nơi công cộng đã triệt xóa từ năm 2009 đến năm 2017.

Tăng cường phối hợp của các sở, ngành trong công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm; xây dựng mới và duy trì mô hình phòng, chống mại dâm tại 55 xã, phường, thị trấn; thí điểm mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; Xây dựng, duy trì 80% tổng số xã, phường, thị trấn (470/584 xã, phường, thị trấn) không có tệ nạn mại dâm. Đồng thời, hỗ trợ tín dụng, tạo việc làm cho 6 người bán dâm, giúp họ ổn định cuộc sống và không tái vi phạm hoạt động bán dâm.

Để thực hiện các chỉ tiêu đề ra, UBND Thành phố đã đưa ra các giải pháp như đẩy mạnh cộng tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, chính sách, pháp luật phòng, chống mại dâm; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra, đấu tranh phòng, chống mại dâm nâng cao chất lượng mô hình phòng, chống mại dâm cấp xã; Xây dựng triển khai mô hình trợ giúp người bán dâm tại cộng đồng; Nâng cao năng lực bộ máy phòng, chống mại dâm các cấp… Đồng thời, Thành phố cũng đã phân công trách nhiệm vụ thể đến các sở, ngành, đoàn thể và UBND các cấp trong công tác phòng, chống mại dâm, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xem thêm
Phiên bản di động