Kinh nghiệm ‘home-school’ của bà mẹ ba con ở Việt Nam
"Mốt" cho trẻ vào lính, "đi tu" khi con nghỉ hè | |
Những kỹ năng cần dạy con ở tuổi 0-6 | |
Người Nhật dạy con về ngày Tết truyền thống |
Chị Keziah Hương (người Quảng Ninh, hiện đang sống tại Hà Nội) là một trong những phụ huynh đang thực hiện phương pháp dạy con học tại nhà (home-school).
Hai vợ chồng chị Hương và 3 cô con gái. Ảnh: NVCC |
Vợ chồng chị Hương có 3 cô con gái, trong đó đang áp dụng học tại nhà cho 2 bé nhỏ 4 tuổi và 6 tuổi. Tuy nhiên, chị vẫn cho bé 6 tuổi đến trường bình thường như những đứa trẻ khác. Chị cho biết, ngôi trường chị chọn ở khu vực Văn Quán, Hà Đông là một trường bình thường, không phải trường chuyên, lớp chọn, chương trình rất nhẹ nhàng. Đó cũng là tiêu chí của chị để con có nhiều thời gian hơn cho việc học các kiến thức và kỹ năng ở nhà.
Bé gái lớn nhất nhà chị Hương đã từng tới trường học ở Quảng Ninh nhưng chị thấy cách dạy của cô giáo cũng như các hoạt động của nhà trường không đáp ứng được kì vọng của chị về chất lượng giáo dục. Chính vì thế, chị muốn dành thời gian cho con nhiều hơn để dạy con những kỹ năng mà ở trường không cung cấp.
Tuy nhiên, chị Hương cũng cho rằng, để con theo được chương trình học ở nhà, bố mẹ cần phải có thời gian. “Quan trọng nhất là thời gian dành cho con. Còn lại có rất nhiều tài liệu, sách vở hướng dẫn bố mẹ phải làm như thế nào”.
Theo chị, cha mẹ không nên phó thác việc học của con cái cho trường lớp mà phải đồng hành cùng con suốt chặng đường dài để xây dựng mối quan hệ chất lượng và trang bị những kĩ năng cần thiết cho con.
Được biết, trước khi con gái út vào lớp 1, chị cũng có tự tổ chức một nhóm học tại nhà, theo hình thức phi lợi nhuận, là nơi để các bố mẹ đưa con tới để các bé cùng học, cùng chơi, cùng nhau giao tiếp. Nhóm này có 8 bé, các phụ huynh thay phiên nhau hướng dẫn và học cùng các con. Thậm chí, chị còn nhận được sự giúp đỡ hết lòng của nhiều người quen biết trong việc kèm cặp các cháu. Tuy nhiên, hiện giờ các bé đều đã vào lớp 1, nên nhóm chỉ duy trì được mỗi tuần một buổi học vào buổi tối, những ngày khác phụ huynh tự hướng dẫn các con ở nhà.
Chị Hương chia sẻ, con chị học lớp 1 rất nhàn, về nhà chủ yếu là tập viết chính tả, môn toán cũng không có gì khó khăn, nên hai mẹ con vẫn có thể sắp xếp được thời gian để học thêm những kiến thức và kỹ năng khác, đặc biệt là học tiếng Anh. Hiện bé mới 6 tuổi nhưng đã có thể nói tiếng Anh với ngữ điệu rất tốt.
Mặc dù có ý định sau này sẽ cho con theo học một trường ở nước ngoài, song chị vẫn muốn con trở về cống hiến ở Việt Nam – nơi con đã được sinh ra và chăm sóc tốt.
Vợ chồng chị dạy con cách quản lý tài chính bằng những chiếc hũ. Ảnh: NVCC |
Bà mẹ 3 con tự hào vì cả 3 cô con gái đều rất tự lập, có ý thức, nề nếp và biết giúp mẹ việc nhà. Để được như vậy chị phải dạy các con biết lao động và trân trọng sức lao động từ nhỏ. “Cha mẹ cũng cần phải rất kiên trì và làm gương”.
Cô con gái lớn nhà chị biết rửa bát và dọn bếp sau bữa tối từ năm học lớp 3 và chị không bao giờ trả công cho con để làm việc nhà. Trên blog cá nhân của mình, chị cũng đã chia sẻ: “Mình nghĩ công việc nhà là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình. Nhà mình phân chia công việc rõ ràng và ai nấy đều phải hoàn tất việc của mình hàng ngày”. Cô bé thứ hai hiện đang học home-school thì đã biết vạch ra những mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện những mục tiêu từ nhỏ.
“Có lần trên đường đi siêu thị về, mình thấy con gái lớn luôn xin mẹ cho con dừng lại quầy hàng công nghệ và ngắm nhìn chiếc điện thoại con mong ước. Con nói với mình là có thể giúp con tìm việc làm thêm được không. Vì con muốn tiết kiệm tiền mua chiếc điện thoại đó phục vụ cho việc liên lạc và học tập cho tiện. Mình đã khích lệ con xem con có khả năng gì thì mới xin được việc. Hai mẹ con mình đều phát hiện ra con có khả năng viết khá tốt tiếng Việt. Thế là chúng tôi tìm một việc là viết các bài về lĩnh vực con thích đăng lên web để kiếm tiền online. Như vậy, con sẽ phải trau dồi khả năng viết lách và tích lũy kiến thức về nhiều lĩnh vực mới có thể làm được việc này và con hiểu rằng kiếm tiền không hề dễ”.
Bà mẹ này cho rằng. quan trọng nhất là giúp con hình thành nhân cách và dạy con biết yêu thương, “chứ không mong con thành thiên tài hay gì hết”. “Trẻ bây giờ chỉ biết học mà không quan tâm, giúp đỡ ai thì học để làm gì? Mình chỉ mong con có cuộc sống hạnh phúc, càng giúp được nhiều người càng hạnh phúc”.
Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36