"Mốt" cho trẻ vào lính, "đi tu" khi con nghỉ hè

Gửi con đi học nội trú vài ngày trong quân đội hoặc một số thiền viện đang là lựa chọn của nhiều bậc cha mẹ trong thời gian con nghỉ hè.
"Vì tương lai con em chúng ta" kiểu gì vậy ?
Những kỹ năng cần dạy con ở tuổi 0-6
“Dạy con” 4 tuổi đến chấn thương sọ não
Dạy con qua những việc làm hàng ngày

Khi con nghỉ hè, ngoài những hoạt động vui chơi, giải trí, học kỳ quân đội hay khóa tu mùa hè cũng là phương án được nhiều cha mẹ nghĩ đến. Không phải đưa đón con hằng ngày như các lớp học năng khiếu hay học thêm, đặc thù của học kỳ quân đội hay khóa tu mùa hè là bố mẹ sẽ gửi hẳn con học nội trú tập trung trong một thời gian ngắn.

Nghỉ hè trong quân đội

Khoảng vài năm trở lại đây, khái niệm học kỳ quân đội đã dần trở nên quen thuộc với nhiều phụ huynh thành phố khi muốn tìm kiếm những khóa học kỹ năng sống, rèn luyện tác phong nề nếp cho trẻ.

Có cậu con trai 13 tuổi chỉ biết ăn với học, chẳng bao giờ động chân động tay đến việc nhà, mùa hè này, chị Nguyễn Thanh Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) quyết tâm “đẩy” cậu ấm đi học kỳ quân đội. Chị đã tìm hiểu nhiều chương trình rèn kỹ năng sống mùa hè, cân nhắc lên cân nhắc xuống, cuối cùng, lựa chọn một chương trình cho cậu con “đi bộ đội” ở Sơn Tây. “Các chương trình học kỳ quân đội hầu như đều do các trung tâm thanh thiếu niên kết hợp với các đơn vị quân đội nên tôi cảm thấy yên tâm khi gửi con theo học. Có một số chương trình tương tự nhưng bọn trẻ “đóng quân” ở Bắc Giang thì xa quá, sợ con tôi chưa thích nghi ngay được.” – chị Nga chia sẻ.

Cũng như nhiều phụ huynh gửi con vào quân đội để rèn luyện ngắn hạn, chị Nga hy vọng, con trai chị sẽ được tiếp thu tinh thần, tác phong, lối sống của người lính cũng như các kỹ năng sống khác sau khóa học. Chị cũng cho biết, mình thậm chí còn hồi hộp hơn cả con trai, vì khóa học tới đây là lần đầu tiên con chị bị tách khỏi gia đình cả chục ngày, không có bố mẹ ở bên cạnh để chăm chút, phải tự lo những việc cá nhân, phải ăn cơm tập thể, hoạt động đúng giờ giấc điều lệnh…, không biết cậu bé có thích nghi được không.

con nghỉ hè
Nhiều cha mẹ cho con tham gia học kỳ trong quân đội với hy vọng trẻ sẽ có môi trường tốt để học kỹ năng sống. (Ảnh minh họa)

Giống như chị Nga, anh Nguyễn Quốc Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) hy vọng, con mình sẽ “lột xác”, thay đổi sau kỳ huấn luyện. Anh chia sẻ, con trai anh năm nay lên lớp 8 và bắt đầu có một số biểu hiện ương bướng của tuổi dậy thì, lại mải chơi, suốt ngày cắm đầu vào máy tính chơi game. Con nghỉ hè, anh định đăng ký cho con theo học một khóa rèn luyện trong quân đội, nhưng cậu bé phụng phịu chưa đồng ý, vợ anh thì xót con, sợ con không theo được nếp sống khuôn khổ trong quân đội nên cũng chưa ưng.

Tham khảo ý kiến của một số người bạn có kinh nghiệm, anh vẫn quyết tâm gửi con vào “trại huấn luyện” vì “Con một người bạn của mình trước đây cũng rất vô tư, không bao giờ đụng tay làm việc nhà, sáng bố mẹ gọi dậy tập thể dục thì phải gọi như hò đò, vậy mà sau một khóa rèn luyện, về nhà, cậu bé ấy răm rắp giúp mẹ nấu cơm, rửa bát, tính cách đàn ông hơn hẳn, buổi sáng vẫn giữ nếp dậy sớm, còn rủ bố mẹ dậy chạy bộ nữa. Hè này, cậu bé ấy sẽ học tiếp khóa nữa nên mình muốn gửi cậu nhà mình đi cùng cho có bạn”.

Để con có thể tham gia các khóa huấn luyện học kỳ quân đội diễn ra trong khoảng 7 – 10 ngày, phụ huynh phải chi trả một khoản tiền khoảng 6 triệu đồng với hy vọng, quân đội sẽ rèn luyện cho con mình những kỹ năng, thói quen mà ở nhà các em chưa có. Những mong muốn như của anh Quốc Anh, chị Nga là chính đáng, tuy nhiên, học kỳ quân đội có lẽ cũng không phải là "chiếc đũa thần" khiến trẻ hoàn toàn thay đổi tâm tính hay một nơi trông trẻ ngắn hạn mà còn phải phụ thuộc vào tâm lý, sự thích nghi của trẻ cũng như sự rèn luyện, duy trì thói quen và giáo dục của gia đình. Mặt khác, học kỳ quân đội cũng như bất cứ khóa học mùa hè nào có lẽ chỉ thực sự có hiệu quả khi những học viên trẻ cảm thấy hứng thú, không bị gò ép, bắt buộc.

Gửi con "đi tu" mùa hè

Gửi con đến các chùa học tu trong những khóa tu mùa hè cũng là cách nhiều phụ huynh nghĩ đến khi tìm hiểu các hoạt động khi con nghỉ hè. Trước đây, các khóa tu mùa hè thường do các chùa, thiền viện tự tổ chức với quy mô nhỏ, nhưng gần đây, nhiều trung tâm kỹ năng sống cũng kết hợp với các chùa để mở rộng quy mô các khóa tu mùa hè lên đến vài trăm trẻ một mùa. Các khóa tu này thường diễn ra trong thời gian ngắn, từ 3 – 10 ngày, đối tượng học tu được chia theo từng lứa tuổi, cao nhất là 25 tuổi (học sinh, sinh viên).

Có nhiều lý do để các bậc phụ huynh đưa con em đến khóa tu mùa hè tại các chùa, thiền viện, có thể là muốn con tách khỏi cuộc sống công nghệ, internet trong một thời gian ngắn, có thể là muốn con được học Phật pháp để chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa cuộc sống, trân trọng những gì đang có, cũng có thể chỉ là để rèn luyện cho con trẻ biết làm những việc nhỏ, đơn giản mà ở nhà cha mẹ không có đủ thời gian và kiên nhẫn để chỉ cho trẻ…

Trong các khóa tu mùa hè, cũng tương tự như học kỳ quân đội, các học viên sẽ tách hoàn toàn gia đình và thế giới bên ngoài để ở nội trú tại chùa, thiền viện và trải nghiệm đời sống tu tập với những hoạt động như ngồi thiền, ăn chay và tự phục vụ những nhu cầu cá nhân của mình như giặt quần áo, rửa bát sau khi ăn cơm… Bên cạnh đó, các học viên sẽ được học giáo lý, nghe giảng pháp phù hợp với lứa tuổi, thường là các bài nói hướng các em đến việc hiếu kính với ông bà, cha mẹ, đời sống chân thiện mỹ, xa rời các tệ nạn tiêu cực của xã hội, tham gia thể dục thể thao, học Phật ca…

con nghỉ hè
Gửi con tham dự các khóa tu trong thời gian nghỉ hè cũng là lựa chọn của nhiều phụ huynh. (Ảnh minh họa)

Các chùa, thiền viện thường không thu phí của gia đình trong khóa tu mùa hè mà các gia đình tùy tâm đóng góp nên cách nghỉ hè này không tốn kém như nhiều khóa học kỹ năng khác. Tuy nhiên, lịch sinh hoạt của các học viên tại khóa tu mùa hè thậm chí còn “gắt” hơn cả học kỳ quân đội, thường khởi đầu lúc 3 – 4 giờ sáng với việc ngồi thiền, học Phật pháp, ăn chay, học các việc cơ bản như nấu cơm, nhặt rau, quét sân… xen kẽ với học giáo lý.

Lê Thị Mai Ngọc (16 tuổi) từng tham gia khóa tu mùa hè ở một thiền viện tại Vĩnh Phúc chia sẻ: “Em bị bố mẹ ép lên tu học để cai công nghệ. Hồi mới lên, em khóc như mưa, vì tất cả đồ công nghệ, kể cả điện thoại di động không được phép mang vào phòng ở trong thiền viện. Ngày đầu, em cảm thấy thực sự khủng khiếp với lịch sinh hoạt ở đó, cảm thấy vừa nhớ nhà, vừa ghét bố mẹ lắm luôn! Ở nhà, 7 giờ em mới ngủ dậy, vậy mà phải dậy từ sớm, ăn uống thì chỉ có đồ chay, lại còn phải tự giặt quần áo, tự rửa bát nữa. Đến ngày thứ ba, thứ tư thì em quen dần và thấy như mình đang được sống lại tuổi thơ vậy, rất nhẹ nhàng, thanh thản. Cuối khóa tu, em thậm chí còn nghĩ mình sẽ sống không cần có điện thoại di động nữa cơ!”

Tuy nhiên, không phải ai cũng vượt qua và thích nghi nhanh như Mai Ngọc. Ngọc kể, không ít trẻ, nhất là những bé chưa từng được giới thiệu về nếp sống ở chùa, chưa từng được ăn chay hoặc chưa từng xa cha mẹ bao giờ đã khóc vì nhớ nhà, vì lạ chỗ, không được ngủ thoải mái như ở nhà, thậm chí có bé đã đòi về giữa khóa tu. Từ kinh nghiệm của mình, thiếu nữ này cho rằng, các bậc cha mẹ nên hỏi ý kiến con trước khi quyết định chọn khóa học, rèn luyện mùa hè cho con, tránh cho trẻ sự ức chế tâm lý, thậm chí phản kháng lại cha mẹ vì cảm giác bị ép buộc, bị bỏ rơi.

Theo Phong Linh / Trí Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngoài tiếp tục duy trì các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, hện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 27/10, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Vì (Số 104 đường Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội) với sự tham gia của đông đảo người lao động, học sinh, sinh viên.
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Phiên giao dịch việc làm trực tuyến với tham gia của 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2024 - 2030.
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi. Số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động có xu hướng giảm mạnh đã tác động tích cực đến thị trường lao động. Nhu cầu tuyển dụng trên toàn Thành phố trong tháng 9 khoảng trên 22.600 vị trí.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

(LĐTĐ) Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2021 - 2024 là 76.626 tỷ đồng.
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu”.
Xem thêm
Phiên bản di động