Kiếp sau
“Rét nàng Bân” lại nhớ cố nhà thơ Quang Huy | |
Kiếp luân hồi-thông điệp giúp con người sống thiện |
Núi trập trùng…vẫn núi
Mây bồng bềnh…vẫn mây
Người có còn ở đấy?
Ta phiêu bồng đó đây.
Theo dấu xưa, người ơi
Mây ấm và đá lạnh
Ngày ấy ở đâu rồi
Tiếng đàn môi ám ảnh…
Người đi ngày ta đến
Liệu có còn kiếp sau?
Dưới đây là lời bình của nhà thơ Đặng Huy Giang:
Cảnh vật thì vẫn như xưa, cho nên mới có việc: “Núi trập trùng…vẫn núi”, còn “Mây bồng bềnh vẫn mây”. Sự không còn “vẫn như xưa” bắt đầu ở câu thứ ba và câu thứ tư ở khổ thơ thứ nhất: “Người có còn ở đấy/ Ta phiêu bồng đó đây”. Riêng câu thơ thứ ba, đã bắt đầu tạo ra một bước chuyển na ná sự đột biến nào đó.
Vậy là người con trai vẫn tin cái người mình yêu vẫn ở nguyên chỗ cũ, không thay đổi như núi vậy, trong khi bản thân anh lại không ở nguyên chỗ cũ và thay đổi như mây vậy. Không thế sao anh lại tự nhận mình là “Ta phiêu bồng đó đây”. Thật là một niềm tin ngây thơ, vụng dại và có phần chủ quan, ích kỷ!
Hình như cái hiện tượng như một thói quen tâm lý truyền thống: “Thuyền đi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” đã không còn hợp thời nữa hoặc đã biến đổi theo thời gian. Hoặc cùng lắm, nếu có thì cũng chỉ là thuộc tính vốn có của sự vật.
Bởi thế mà người con trai quyết lần theo“dấu xưa” để tìm “Tiếng đàn môi ám ảnh một thủa”, để thốt lên một câu vừa là lời cảm thán lại vừa là một câu hỏi không kém phần chua xót, tiếc nuối: “Ngày ấy ở đâu rồi” hay “ngày ấy đâu rồi”.
Rồi chàng trai nhận ra cái bi kịch của “người đi” vào chính lúc “ta đến”. Như thế là chắc chắn sẽ không có chuyện hai người – từng là lứa đôi của một thời – gặp nhau nữa.
Nếu bài thơ chỉ dừng ở đây thì câu chuyện tình này không có gì đặc biệt. Có thể diễn nôm: “Anh từng gặp em một ngày, rồi xa em nhiều ngày. Tình yêu chưa có kết cục. Em đi một nơi. Anh đi một nơi. Thời gian trôi qua và ai lo phận nấy. Bỗng có ngày anh nhớ em, muốn tìm lại em, nhưng không gặp. Anh chỉ có biết nhìn trời, nhìn đất mà thở vắn than dài và tiếc nuối”.
Nhưng chính câu cuối: “Liệu có còn kiếp sau?” đã nâng vực và giải cứu cho tình yêu và cả tứ thơ nữa. Đây cũng là điểm nhấn của tứ thơ. Có thể “giải mã”: Tình yêu của anh và em tuy là những khoảnh khắc toàn hoa, là không kết quả, nhưng vẫn là mãi mãi. Anh sẽ còn yêu em nếu còn kiếp sau. Anh vẫn tiếp tục đi tìm em ở kiếp sau”.
Câu thơ này bộc lộ chất đa tình một cách lãng mạn của một người luôn hướng về một người.
Lâu nay, có nhiều người vẫn hỏi: Ai là người đa tình nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Một số nhân vật đã được lên danh sách: Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến….Nhưng rốt cục vẫn không phải. Hình như người đa tình nhất lại là người vô danh ở xứ viễn phương kia. Người ấy đã được Nguyễn Du nhắc đến chỉ một lần trong đoạn mô tả chị em nhà Thúy Kiều đi viếng mộ Đạm Tiên trong tiết thanh minh bằng hai câu trên sáu dưới tám không hơn không kém:
Có người khách ở viễn phương
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi.
Nêu thế để thấy: Cái sự đa tình rất có gốc rễ, trở thành một phần thuộc “nhân loại tính” và tồn tại rất bền vững từ lâu rồi, bất cứ ở đâu, bất cứ ở thời nào.
PV
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21