Kiểm soát ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Quan trọng là ý thức người dân
[Infographics] Ô nhiễm không khí khiến 7 triệu người chết mỗi năm | |
[Infographics] Ô nhiễm không khí 'giết' 7 triệu người mỗi năm |
Đã đạt một số kết quả
Không khí và nước là hai nguồn tài nguyên quan trọng nhất tạo nên và duy trì sự sống. Người ta có thể nhịn ăn nhiều ngày, nhưng không thể nhịn uống, càng không thể nhịn thở chỉ trong vài phút. Tuy nhiên, nguồn sinh dưỡng thiết yếu ấy lại không đảm bảo.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các nguồn ô nhiễm không khí khu vực đô thị chủ yếu đến từ các hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất nội đô, sinh hoạt, xử lý rác thải... Trong đó, khí thải từ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đóng góp nhiều nhất với các khí thải chủ yếu như: SO2, NO2, CO, bụi (TSP, PM10, PM2,5). Ngoài ra, các nguồn ô nhiễm lớn nằm ngoài khu vực đô thị như nhà máy điện, nhà máy sản xuất thép, vật liệu xây dựng, khí thải của nhà máy nhiệt điện.
Sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. |
Qua đánh giá, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí tại đô thị lớn như Hà Nội thì ô nhiễm không khí do bụi nổi cộm nhất. Ô nhiễm do bụi được phản ánh thông qua bụi lơ lửng bao gồm bụi thô (TSP và PM10) và bụi mịn (PM2,5). Chia sẻ thông tin liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Minh Khoa Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường nhận định: “Ô nhiễm giao thông chiếm khoảng 70% tổng lượng phát thải của cả thành phố, nồng độ khí thải ở các đường giao thông, khu vực đông dân cư rất lớn, vượt ngưỡng cho phép khá nhiều lần”.
Theo ghi nhận thực tế tại các nút giao thông Hà Nội có thể dễ dàng nhận thấy không khí ngột ngạt. Qua trực quan, tại một số khu vực có lưu lượng phương tiện giao thông đông đúc như: Minh Khai (Bắc Từ Liêm), đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Xiển, Giải Phóng... nếu chú ý quan sát có thể thấy nhiều bụi lơ lửng cùng khói xe nồng nặc. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các khung thời điểm tan tầm, khi lượng phương tiện tham gia giao thông tập trung đông đúc.
Theo tìm hiểu, liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí hiện các đơn vị liên quan đã xây dựng hệ thống văn bản đề cập như: Kiểm soát, thống kê các nguồn thải, quy chuẩn, tiêu chuẩn, thanh tra, kiểm tra, quan trắc, truyền dữ liệu… Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 có một chương về tội phạm môi trường, quy định các hình phạt đối với cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường không khí. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có các quy định về bảo vệ môi trường không khí, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí... Tuy nhiên, hệ thống pháp luật còn một số hạn chế.
Chỉ ra những điểm hạn chế này, ông Hoàng Dương Tùng - nguyên Phó Tổng cục trưởng Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, quy định đặc thù cho không khí còn thiếu; hệ thống quy chuẩn chưa đáp ứng; Năng lực hoạt động quan trắc, công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu; sự tham gia của người dân về bảo vệ môi trường không khí còn mang tính hình thức, chiếu lệ…
Cần sự vào cuộc của người dân
Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm Thế giới có 7 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, 92% dân số thế giới đang hít bầu không khí không trong lành. Việt Nam nằm trong các quốc gia có chất lượng không khí kém trên thế giới, trong đó ô nhiễm bụi là vấn đề nổi cộm. Ở Hà Nội, theo thống kê năm 2018, dân số khoảng 8 triệu người, 6 triệu xe gắn máy, 600 ngàn ôtô, và sự bùng phát các công trình xây dựng do quá trình đô thị hóa nhanh, cùng với việc tiêu thụ 40 triệu kwh điện và hàng triệu lít xăng dầu mỗi ngày… đã gây ra nguồn phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu và làm suy giảm chất lượng không khí của thành phố. |
Trao đổi thông tin tại Hội thảo “Tăng cường vai trò và kết nối hợp tác cải thiện chất lượng không khí cho Thành phố Hà Nội” do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác phát triển Đức GIZ (Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức ủy nhiệm), Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) tổ chức, Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội cho biết: Thời gian qua Hà Nội đã nhận thức rõ tầm quan trọng và có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện vấn đề liên quan.
Chẳng hạn, Hà Nội đã tiến hành lắp đặt và vận hành ổn định các trạm quan trắc tự động. Dự kiến đến năm 2020, sẽ tiến hành đầu tư lắp đặt thêm 20 trạm quan trắc không khí cố định, 12 trạm cảm biến và 2 xe quan trắc lưu động. Thành phố cũng đang xây dựng mô hình lan truyền ô nhiễm không khí nhằm đánh giá hiện trạng xu thế diễn biến chất lượng không khí để từ đó đưa ra các giải pháp.
Đến nay đã có nhiều sáng kiến, chương trình, dự án được triển khai hiệu quả trên địa bàn thành phố như: Chương trình hạn chế sử dụng bếp than tổ ong và đốt rơm rạ trên địa bàn thành phố nhằm phấn đấu đến năm 2020 thành phố nói không với bếp than tổ ong và không đốt rơm rạ; thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Ngoài ra, Hà Nội cũng đầu tư hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng để khuyến khích người dân tham gia các phương tiện công cộng và hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân. Đồng thời, sử dụng các nhiên liệu sạch trong giao thông. Xây dựng kế hoạch đánh giá phơi nhiễm do ô nhiễm không khí để đưa ra các khuyến cáo về tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe và sự phát triển của thành phố….
“Để giải quyết vấn đề, công tác bảo vệ môi trường nói chung luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành mạnh mẽ và dài hạn của chính quyền các cấp, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức dân sự - xã hội và cộng đồng” - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội đề xuất.
Bày tỏ quan điểm cá nhân, theo ông Nguyễn Minh Khoa thuộc Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, dù đã có nhiều nỗ lực song sự kiểm soát ô nhiễm không khí của Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. “Hà Nội chưa có nhiều giải pháp triệt để nhằm hạn chế và thay thế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm. Rồi thì khuyến khích người dân sử dụng các nguyên liệu sạch, thay thế các phương tiện cá nhân bằng công cộng hiện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, với số lượng phương tiện giao thông công cộng còn thấp. Với thành phố lớn như Hà Nội, số lượng trạm quan trắc như hiện tại là vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu. Rất may, Thành phố hiện đã có lộ trình tăng số lượng quan trắc lên...” – ông Khoa chia sẻ.
Theo các chuyên gia môi trường, các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã có song chưa triệt để. Nguyên nhân là bởi các quy định, chính sách liên quan vẫn đang đặt chủ thể chịu tác động là người dân ở “ngoài cuộc”. Theo Nguyễn Ngọc Lý – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Môi trường và cộng đồng, cần có phương pháp tiếp cận vấn đề khác là “từ dưới lên” chứ không phải “từ trên xuống” như hiện tại. Nghĩa là cần phải huy động sự vào cuộc của người dân vào công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường. Và với sự tham gia này, bản thân mỗi người dân sẽ là chủ thể tích cực nhất, là tuyên truyền viên góp sức trong công tác bảo vệ môi trường.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Triển khai các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai
Dự kiến nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ hoàn thành vào ngày 30/3/2025
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024
Tin khác
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 13/11: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 13/11/2024 06:03
Tin bão mới nhất: Bão số 8 giật cấp 12 biển động mạnh
Môi trường 12/11/2024 07:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/11: Ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù
Môi trường 12/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão Toraji giật cấp 15 đang áp sát Biển Đông
Môi trường 11/11/2024 11:31
Tin bão mới nhất: Bão số 7 áp sát Hoàng Sa, bão số 8 (Toraji) sắp vào Biển Đông
Môi trường 11/11/2024 11:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/11: Ngày nắng, nhiệt độ từ 19 - 32 độ C
Môi trường 11/11/2024 06:22
Tin bão mới nhất: Bão số 7 chưa qua, Biển Đông tiếp tục đón bão số 8
Môi trường 10/11/2024 13:52
Dự báo thời tiết ngày 10/11: Đêm và sáng trời se lạnh, ngày nắng
Môi trường 10/11/2024 06:29
Tốc độ sụt lún tại TP.HCM cao gấp 2 lần mực nước biển dâng
Môi trường 09/11/2024 08:36
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 09/11/2024 06:15