Vở cải lương “Tướng quân ăn mày”:

Khúc tráng ca người anh hùng bình dị

Mới đây, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có buổi tổng duyệt vở cải lương “Tướng quân ăn mày”. Tôi đã có cơ duyên được xem và bị cuốn hút vì chất lạ của vở kịch ngay từ tên gọi.
khuc trang ca nguoi anh hung ao vai Làm cải lương về cuộc đời công chúa Huyền Trân
khuc trang ca nguoi anh hung ao vai Vở cải lương "Hừng đông" vào Nhà hát Lớn
khuc trang ca nguoi anh hung ao vai Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ II - năm 2016
khuc trang ca nguoi anh hung ao vai Hoa hậu Phạm Hương mang cải lương lên sàn diễn thời trang

Vở diễn được khởi công vào tháng 5/2017, với sự tham gia sáng tạo của Nguyễn Toàn Thắng – tác giả kịch bản, NSƯT Triệu Quang Vinh chuyển thể cải lương, đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên. Nhân vật chính trong vở cải lương “Tướng quân ăn mày” (tên ban đầu là “Khất sỹ”) là Phạm Ngũ Thư, cháu ba đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão.

Khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, ông từ quan sống phiêu bạt. Ít lâu sau, nhà Hồ sụp đổ, quân Minh kéo vào xâm lược. Trước cảnh đất nước lầm than, nhân dân đói khổ, Phạm Ngũ Thư đau đáu không yên, quyết định tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi ở Lam Sơn. Với tài trí hơn người, ông được chủ tướng tin cậy. Phạm Ngũ Thư đã nghĩ ra một kế hay: Tiến hành xây dựng một hệ thống tình báo ngụy trang ăn mày để thu thập tin tức của quân địch. Sau này, khi nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi, ông lại chọn từ bỏ mọi hào quang, trở về với đời thường dân một cách nhẹ nhõm.

khuc trang ca nguoi anh hung ao vai
Một cảnh trong vở cải lương “Tướng quân ăn mày”

Tác giả kịch bản, nhà văn Nguyễn Toàn Thắng kể rằng anh muốn khắc hoạ chân dung một tướng quân ăn mày có thật trong lịch sử, dù lịch sử chỉ chép vài dòng ngắn ngủi. Bởi nhân vật trong lịch sử đó rõ ràng là hiển hách hơn nhiều so với nhân vật Hồng Thất Công, Bắc Cái trong loạt nhân vật Võ lâm ngũ bá của Kim Dung, ông tổ truyện kiếm hiệp.

Sân khấu mở đầu bằng cảnh Phạm Ngũ Thư kiên quyết từ quan dù Hồ Hán Thương ra sức kêu gọi. Tôi ấn tượng bởi thiết kế của hoạ sỹ NSƯT Doãn Bằng khi anh dùng biểu tượng cái vành nón và cây gậy làm ma két chính của vở. Cây gậy và cái nón, biểu tượng của đời hành khất. Phạm Nhật Linh trong vai Phạm Ngũ Thư đã bước ra sân khấu đĩnh đạc ngay từ cảnh đầu, ca và diễn đều rất ấn tượng. Và từ vai diễn này, như đạo diễn Triệu Trung Kiên nói, Phạm Nhật Linh đã có tên trong giới kép đẹp cải lương miền Bắc.

Diễn viên Tuấn Cường trong vai Hồ Hán Thương cũng làm tốt tròn vai của mình. Khi anh ca từ Đoản khúc Lam giang sang vọng cổ, khán giả không kịp vỗ tay bởi anh chuyển điệu ngọt quá. Hoàng Dân trong vai trùm ăn mày Trương Tửu đã khiến cả rạp nổ tung vì diễn xuất của mình. Vai phản diện nhiều đất diễn thế nhưng nếu không khéo lại thành lố, điều này đã được Hoàng Dân tiết chế rất tốt. Anh diễn không bằng ngoại hình, dù ngoại hình của anh là lợi thế lớn cho những vai dạng này, mà bằng chiều sâu. Bởi chỉ bằng ngoại hình, không thể tả hết nội tâm phức tạp của nhân vật này, bỗng khóc, bỗng cười, rất khó đoán.

Giới chuyên môn đánh giá cao vai diễn này của Hoàng Dân, và tất nhiên, khán giả không ngoại lệ. Nếu cứ tiếp tục diễn cho nhuyễn hơn, vai diễn của Hoàng Dân chắc sẽ đem lại cho anh giải cao trong liên hoan cải lương chuyên nghiệp sẽ được tổ chức vào năm sau, 2018. Cảm hứng chủ đạo của vở cải lương Tướng quân ăn mày không khó để nhận ra. Đó là cảm hứng về lòng yêu nước, về sự tự hào dân tộc. Tác giả, đạo diễn và toàn bộ ê-kip sáng tác đều cố công làm nổi bật điều đó, và quan trọng hơn là đã gieo được đến khán giả. Khi đến cảnh Bình Định Vương Lê Lợi phất cờ, gần như cả rạp vỗ tay, bởi câu thoại cũng như hành động của nhân vật đã chạm đến khán giả.

Diễn viên Thy Nhung trong vai Trí Duyên, người nữ hành khất mà Phạm Ngũ Thư đã gặp trong chặng đường bôn tẩu của mình cũng đem lại cho khán giả nhiều tình cảm. Đây là nhân vật mang hơi hướng nữ hiệp, vừa mềm mại trong tình yêu vừa can trường trong cuộc sống. Thy Nhung đã hoá thân vào nhân vật nhẹ nhàng như không, diễn như đời. Chỉ tiếc là một số đoạn Thy Nhung ca hơi đuối, có lẽ là do sức khoẻ bởi gần đến buổi tổng duyệt, các diễn viên gần như phải căng sức ra. Điểm yếu này chắc sẽ được khắc phục trong những buổi diễn lần sau.

Âm nhạc của nhạc sỹ Như Sơn viết rất tốt, vừa đủ để minh hoạ vở diễn, lại có đời sống riêng. Ca khúc nhạc nền dựa trên lời thơ của chính tác giả, nhà văn Nguyễn Toàn Thắng được vang lên hai lần vừa để chuyển cảnh vừa để nói lên tâm sự của nhân vật chính, rất đắt. “Mai ta vào cuộc gió sương Gia tài là chút bụi đường đậu vai…” . Và trên nền nhạc ấy, dàn nhạc cổ của Nhà hát Cải lương Hà Nội như được chắp thêm cánh. Đàn guitare phím lõm và đàn tranh chạy rất quyện, chơi không nhiều chữ đàn nhưng chắc chắn và nhấn nhá đĩnh đạc. Nếu khán giả sành cải lương hẳn sẽ nhận ra đặc trưng của đàn cải lương chất Bắc.

Và cuối cùng, không thể không tỏ lời cảm phục đạo diễn Triệu Trung Kiên khi anh lao vào một đề tài không dễ, mặc dù câu chuyện hết sức hấp dẫn. Đạo diễn đã xử lý các mảng miếng rất tốt, chỉ hơi tiếc cảnh Phạm Ngũ Thư bị học trò quay lưng lại là chưa có điểm nhấn, và phần cuối hơi dài. Tuy nhiên, không cái gì vẹn toàn 10 phần cả, có một chút luyến tiếc cũng là lẽ thường, và chút luyến tiếc ấy không ảnh hưởng gì đến một vở diễn hấp dẫn, nhân văn mà lại đề cao lòng yêu nước, điều mà ngày hôm nay, do mải mê chạy theo thị trường, nhiều vở diễn đã bỏ qua.

Trần Vân Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động