Không thể xem thường
90% trường hợp mắc Lao mới được chữa khỏi | |
Bước đột phá trong điều trị lao kháng thuốc, tỷ lệ thành công 82% |
PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú. |
PV: Vì sao người ta lại ví bệnh lao là “kẻ giết người thầm lặng” thưa PGS?
PGS.TS. Vũ Xuân Phú: Về mặt bệnh học, dịch tễ học, 90% người nhiễm lao không có biểu hiện triệu chứng, đây gọi là lao tiềm ẩn. Vi khuẩn lao trú ngụ ở trong cơ thể. Điều này có nghĩa kể cả những người khỏe mạnh vẫn đang có vi khuẩn lao trong người. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai mang vi khuẩn lao cũng mắc bệnh lao.
Sẽ có 10% tiến triển và có thể hiện triệu chứng, trong những trường hợp này nếu không được điều trị thì có tới 50% số người bệnh sẽ tử vong. Đáng lo ngại, bệnh lao không gây tử vong rầm rộ như tai nạn giao thông hay tai biến sản khoa mà bệnh thường diễn biến một cách âm thầm nên được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.
Việt Nam hiện có khoảng 130.000 người mắc bệnh lao, nhưng chỉ có 105.000 - 110.000 người được phát hiện bệnh, còn lại khoảng 20.000 người vẫn chưa được phát hiện. Đây được coi là “tảng băng chìm” rất nguy hiểm, bởi những người không được phát hiện có nguy cơ tử vong rất cao và còn là nguồn lây nhiễm ra cộng đồng. Trong khi đó, những người mắc bệnh lao không được phát hiện khả năng lây bệnh theo cấp số nhân, 1 người mắc có thể lây cho 15 - 20 người. Và có tới 40% người không phát hiện bệnh để được chữa trị sẽ tử vong. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh lao mãi mãi không thể được giải quyết dứt điểm.
PV: Theo quan niệm của nhiều người bệnh lao được coi là bệnh của người nghèo, vậy theo PGS quan điểm này đúng hay sai? Và những đối tượng nào có nguy cơ mắc phải căn bệnh này thưa PGS?
PGS.TS. Vũ Xuân Phú: Thực chất quan niệm này không đúng hoàn toàn. Phải thắng thắn thừa nhận người nghèo thì nguy cơ mắc lao cao hơn bình thường. Vì người nghèo ăn uống kham khổ, ít được chăm sóc sức khỏe, sức đề kháng suy giảm nên nguy cơ mắc lao cao hơn. Và đa số bệnh nhân lao đều là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông nên chưa có ý thức phòng chống, hạn chế lây lan bệnh ra cộng đồng.
Tuy nhiên, đây chỉ là những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao. Thực tế ai cũng có nguy cơ mắc lao, nếu tiếp xúc với nguồn lây. Trong quần thể 100% người nhiễm lao tiềm ẩn nhưng chỉ có 10% mắc lao, bởi do cơ địa mỗi người nếu sức đề kháng kém, điều kiện môi trường không đảm bảo, ăn uống không đủ sức chính là tác nhân thuận lợi cho lao phát triển và trở thành bệnh.
Theo Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG), thì những nguy cơ mắc lao bao gồm cả việc tiếp xúc với những người mắc lao. Người tiếp xúc với bệnh nhân lao thường xuyên nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn 2,5 lần người bình thường. Bệnh lao chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp do hít phải không khí có chứa vi khuẩn lao hay từ việc ho, khạc, hắt hơi… của người mắc lao phổi. Điều này khiến vi khuẩn lao có thể lây truyền từ người bệnh sang người tiếp xúc nếu việc thực hiện phòng chống lây nhiễm chưa đảm bảo.
Các bác sĩ khám chữa bệnh cho bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương. |
PV: Xin PGS cho biết vấn đề khó khăn nhất trong điều trị và kiểm soát bệnh lao hiện nay?
Hiện nay thế giới có 54% số ca lao kháng thuốc được chữa khỏi, nhưng tỷ lệ này ở Việt Nam đã đạt hơn 75%, đây cũng là một trong những tín hiệu đáng mừng cho những bệnh nhân đang điều trị. Nếu điều trị theo phác đồ 9 tháng, tỷ lệ thành công có thể lên tới 85%. 98% gia đình có người mắc lao sẽ không phải đối diện với chi phí “thảm họa” như trước. |
PGS.TS. Vũ Xuân Phú: Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phòng chống bệnh lao. Tuy nhiên, dịch tễ lao ở Việt Nam còn cao, xếp thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và xếp thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Đặc biệt, điều trị và kiểm soát bệnh lao hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, hiện nay tổ chống lao tuyến huyện, thị xã, thành phố trình độ chuyên môn không đồng đều nên công tác phòng, chống lao còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, sự phối hợp giữa bệnh viện đa khoa và các trung tâm y tế chưa tốt, chất lượng xét nghiệm chưa đạt yêu cầu,…
Nghiêm trọng hơn là tình trạng bỏ điều trị hiện đang ở mức báo động, có xu hướng gia tăng và gây khó khăn lớn cho công tác điều trị và phòng chống bệnh lao tại cộng đồng. Tình trạng lao kháng thuốc tăng cao trở thành những thách thức lớn trong công tác điều trị. Ngoài ra, hiểu biết của người dân về bệnh lao và cách phòng chống lao còn hạn chế, xã hội còn kỳ thị bệnh nhân lao dẫn đến người bị bệnh thường giấu bệnh. Trong khi, nhiều người bệnh chưa hiểu rằng, mắc lao không có tội nhưng giấu bệnh không những có lỗi với bản thân mình mà còn có lỗi với những người xung quanh và cộng đồng.
PV: Lao kháng thuốc là gì? Và đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng lao kháng thuốc? Hiện nay, CTCLQG đã có những giải pháp nào để giải quyết hiệu quả vấn đề lao kháng thuốc thưa PGS?
PGS.TS. Vũ Xuân Phú: Lao kháng thuốc, hiểu nôm na là việc bệnh nhân “nhờn” thuốc khiến tình trạng bệnh trở nặng và điều trị khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều so với điều trị lao thông thường. Căn nguyên dẫn đến tình trạng lao kháng thuốc xuất hiện là khi việc điều trị bằng thuốc không đúng quy định. Việc này đôi khi xuất phát từ đơn thuốc kê không đúng, thuốc lao kém chất lượng…
Hiện nay, việc kiểm soát điều trị lao ở các cơ sở y tế tư chưa chặt chẽ, thêm vào đó, thuốc lao lưu hành trên thị trường tự do đi đôi với việc sử dụng phác đồ không phù hợp, không kiểm soát được sự tuân thủ của bệnh nhân khiến bệnh lao kháng thuốc càng có cơ sở hình thành và lây lan thêm.
Hiện nay, CTCLQG đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng lao kháng thuốc. Trong đó, đẩy mạnh mở rộng diện tầm soát bệnh tại các địa phương. Chống lây nhiễm cho chính khoa điều trị lao kháng thuốc. Vì khoa điều trị rất dễ lây lan cho thầy thuốc, người nhà người bệnh và là nguyên nhân lây chéo giữa các bệnh nhân với nhau trong bệnh viện.
Đào tạo tập huấn hội thảo khoa học để trao đổi kỹ thuật chuyên môn cho các y bác sĩ. Nghiên cứu khoa học để triển khai phác đồ mới, thử nghiệm thuốc mới. Đồng thời, tăng cường truyền thông lao kháng thuốc, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân… nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng và điều trị căn bệnh nguy hiểm này cho người dân.
PV: Năm 2018, CTCLQG sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính gì, thưa PGS?
PGS.TS. Vũ Xuân Phú: Trong thời gian này và tới, Bệnh viện Phổi Trung ương, CTCLQG sẽ vận động, huy động cộng đồng và ra mắt Quỹ xây dựng quỹ với tên gọi “Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh Lao”. Quỹ có mục tiêu chính hỗ trợ người bệnh. Với bệnh nhân chưa có bảo hiểm y tế (BHYT), quỹ sẽ hỗ trợ mua bảo hiểm, với bệnh nhân có BHYT mà chưa thể chi trả cho một số loại thuốc, Quỹ sẽ đồng chi trả.
Trong năm nay, CTCLQG sẽ mở rộng sàng lọc tới các nhóm đối tượng nghi kháng thuốc và 100% nhóm bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới. Và cũng trong thời gian tới, CTCLQG sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ở y tế cơ sở. Bởi, muốn dự phòng, điều trị lao tốt, phải có y tế cơ sở mạnh để phát hiện lao sớm, quản lý, điều trị tại cộng đồng. Có như vậy thì Việt Nam mới đạt chỉ tiêu giảm 30% tỉ lệ mắc hiện nay và giảm 40% tỷ lệ tử vong do lao trong 5 năm (2015 – 2020). Đặc biệt, là đạt mục tiêu đặt ra đến năm 2030, sẽ giảm 80% số bệnh nhân lao; giảm 90% tử vong do lao và 100% gia đình mắc lao không bị ảnh hưởng thu nhập.
Xin cảm ơn PGS.TS. Vũ Xuân Phú!
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38