Không thể cứ mưa to... là ngập!
Phố biến thành sông |
Theo ghi nhận của PV, vài năm trở lại đây, khu vực từ Vành đai 3 trở ra, nhất là quận Hà Đông và huyện Hoài Đức, nhiều tuyến đường và khu đô thị (KĐT) mới cứ mưa to từ vài giờ là bị ngập. Trong đó, phải kể đến các KĐT: Geleximco, Nam An Khánh, Văn Phú… Điều đáng nói, tình trạng tiêu thoát nước ngập khu vực này rất chậm, thậm chí có nơi đến cả tuần.
Đã nhiều lần, người dân ở đây đã phải dùng xe tải, bắc cầu tạm để “giải cứu”. Câu chuyện thoát nước lại làm nóng chủ để của người dân tại khu chung cư, KĐT nằm ở phía Tây, Tây Nam của Hà Nội, nơi trước đây vốn là các hồ ao, ruộng lúa, không có cốt nền chuẩn, cũng không có hệ thống thoát nước hiện đại mà chủ yếu là hệ thống tiêu thoát nước nông thôn.
Đường vào khu đô thị Nam An Khánh ngập nước. ảnh: Hoàng Sơn. |
Lý giải sơ qua về hệ thống thoát nước đô thị, theo Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội Lê Vũ Quảng Sương: Công ty hiện đang quản lý hệ thống thoát nước đô thị trải rộng trên địa bàn 12 quận với diện tích khoảng 230km2, gồm 3 lưu vực thoát nước chính. Trong đó, chỉ có lưu vực sông Tô Lịch (nội thành cũ - 77,5km2) được đầu tư xây dựng và cải tạo đồng bộ, cải thiện thoát nước và VSMT, có thể đáp ứng với trận mưa 310mm/2 ngày. Nếu mưa lớn hơn thì sẽ ngập nhưng nước rút nhanh. Còn lại lưu vực Tả Nhuệ (58km2) chưa được đầu tư đồng bộ nên mùa mưa thường xảy ra úng ngập do mực nước sông Nhuệ dâng cao.
Điều đáng nói, khu vực này lại đang có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, với nhiều KĐT được đầu tư xây dựng, trong khi vẫn thoát nước chủ yếu bằng kênh tiêu nông nghiệp, hệ thống thoát nước chung - riêng chưa được kết nối với nhau, do vậy vẫn xảy ra úng ngập khi mưa to. “Hiện, hệ thống thoát nước tại các KĐT thuộc các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đều được dẫn ra sông Nhuệ. Trong khi đó, sông Nhuệ cũng như các kênh, mương thoát nước tại các quận trên đều là thoát nước bán nông nghiệp và đô thị, có nghĩa là vừa phải chống úng cho nông nghiệp vừa phải chống ngập cho đô thị.” - ông Lê Vũ Quảng Sương nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Sương cũng chỉ rõ nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ngập úng tại nhiều KĐT phía Tây của thành phố đó là do thiếu sự kết nối giữa các hạ tầng thoát nước. Cụ thể, theo tiêu chuẩn nước thải từ các khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn khi tập trung xả vào hệ thống công trình thủy lợi phải đảm bảo các quy chuẩn xả vào hệ thống công trình thủy lợi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Tuy nhiên, sau khi Công ty đi kiểm tra các KĐT trên địa bàn quận Hà Đông đã phát hiện một số KĐT chưa đấu nối hệ thống thoát nước vào hệ thống chung của thành phố, trong khi đây là trách nhiệm của chủ đầu tư.
Đồng tình với nhận định này, ý kiến của nhiều chuyên gia cũng như cơ quan quản lý cho rằng, việc triển khai dự án, xây dựng chung cư ồ ạt mà bỏ quên hạ tầng đi kèm là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ ngập úng. Tình trạng chung hiện nay là cốt nền tại nhiều khu vực xây dựng sau thường cao hơn nơi xây dựng trước, thậm chí nhiều tuyến đường mới, cốt nền cao hơn nhiều so với nhà dân, gây ngập úng cục bộ. Trong khi đó, dự án thoát nước giai đoạn II mà Hà Nội vừa hoàn tất lại không “với” tới những khu vực này. Việc tiêu thoát nước địa bàn phía Tây, Tây Nam thành phố chủ yếu dựa vào hệ thống tưới tiêu nông nghiệp.
Được biết, quy hoạch dự án thoát nước tổng thể cho khu vực vành đai 3 trở ra cũng đã được UBND Thành phố phê duyệt, một số hạng mục công trình cũng đã được khởi động. Theo đó, lưu vực Tả Nhuệ được quy hoạch xây dựng 8 trạm bơm với tổng công suất 115m3/s; cùng các hồ điều hòa Nhân Chính và Phùng Khoang. Trong đó, có 3 trạm đã hoàn thành là Cổ Nhuế (công suất 12m3/s) và Đồng Bông I - II (công suất 9m3/s/trạm).
Lưu vực quận Hà Đông hiện đang triển khai xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa (công suất 120m3/s). Đây là trạm bơm lớn thứ 2 (sau Liên Mạc) được nhận định là sẽ giúp hạ mực nước sông Nhuệ, cải thiện tiêu nước cho toàn bộ khu vực các quận Hà Ðông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và huyện Hoài Ðức (trong đó có khu vực Mỹ Ðình và một phần đại lộ Thăng Long).
Trạm bao gồm 10 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 12m3/s với các hạng mục: Nhà máy, bể xả, bể hút, cống xả qua đê; cải tạo, nâng cấp cống tiêu tự chảy Yên Nghĩa, nạo vét kênh La Khê để đảm bảo dẫn nước từ sông Nhuệ và đầu mối. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc nên một số dự án vẫn chưa đáp ứng được tiến độ và người dân tại các KĐT phía Tây, Tây Nam thành phố vẫn sẽ phải tìm các sống chung với nỗi ám ảnh mang tên “úng ngập”.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01