Không lo thu nhập giảm, chỉ lo các em quên bài
Các đơn vị giáo dục tiên phong áp dụng công nghệ thông tin “vượt bão” Covid-19 | |
Giáo viên mầm non ngoài công lập gồng mình “vượt bão” | |
Tinh giản chương trình, đẩy mạnh dạy học trên truyền hình |
Học sinh nghỉ học, nhưng giáo viên không được nghỉ, đó là sự thật. Khi học sinh nghỉ, các thầy cô vẫn phải làm việc, thậm chí còn làm nhiều gấp đôi. Nào là công tác vệ sinh trường học, xịt khuẩn, quét dọn, lau chùi trường lớp để sẵn sàng đón các em trở lại trường khi hết dịch.
Không chỉ có thế, ngày nào thầy cô cũng phải soạn giáo án, ra bài tập rồi liên hệ với cha mẹ học sinh để gửi bài tập cho các em. Gửi bài tập đi rồi, còn phải canh cánh chờ xem có phụ huynh nào phản hồi hoặc hỏi thêm gì nữa không. Nếu như ngày thường, sau giờ lên lớp các thầy cô được về nhà nghỉ ngơi, thì bây giờ lại vì các em mà ngồi “canh” mạng facebook, zalo, viber… để trả lời cha mẹ học sinh, sao cho các em có thể hiểu bài, làm bài thật tốt mới yên tâm.
(ảnh minh họa: B.T) |
Có những trường học tổ chức cho học sinh học online, nhiều thầy cô phải thức trắng đêm để soạn giáo án điện tử rồi tìm hiểu các phần mềm trực tuyến để dạy học. Ngay việc tự mình mày mò cài đặt phần mềm rồi lại gửi link, hướng dẫn phụ huynh đăng nhập cũng khiến nhiều thày cô “kiệt sức”. Mỗi lớp có trên dưới năm mươi học sinh, có cô dạy bộ môn còn dạy mấy lớp, ngay cả chuyện tương tác để các em có thể nghe bài giảng cũng khiến các thày cô bận “tối mắt”.
Rôi những khuyến cáo của nhà nước, của ngành giáo dục, ngành y tế liên tục phải cập nhật và gửi đến cha mẹ học sinh. Nhiều cuộc trưng cầu ý kiến phụ huynh được thực hiện trong suốt mùa dịch khiến các thầy cô không lúc nào rời được chiếc điện thoại. Việc nhà bị ảnh hưởng, tâm lý lo lắng, bất an luôn thường trực, dù các thầy cô đang “được nghỉ”.
Còn nhiều lắm những công việc mà thầy cô phải làm khi không đến lớp, bởi dịch bệnh chưa có dấu hiệu giảm bớt, thời gian nghỉ cũng không được xác định một lần mà lại chia thành nhiều đợt, cho nên lúc nào thầy cô cũng phải là những người luôn ở trong tâm thế sẵn sàng để cập nhật chỉ thị mới, cũng như phải chuẩn bị sẵn sàng đón các em quay trở lại trường. Khi các em đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn.
Và rồi, tất cả những nỗi nhọc nhằn ấy chưa thấm vào đâu so với nỗi nhớ trường, nhớ học trò, nhớ những giờ lên lớp… mọi thứ cứ chống chếnh đến lạ. Nếu như nghỉ hè, cái cảm giác kết thúc năm học, thầy cô hoàn thành nhiệm vụ với học sinh sung sướng bao nhiêu, thì đợt “nghỉ” này lại khiến các thầy cô bận tâm biết bao. Kiến thức vẫn còn nguyên đấy, dù mỗi ngày dạy một vài tiết học online, giao cho học trò vài bài tập, nhưng những kiến thức đó cũng chẳng thấm vào đâu so với chương trình chính khóa. Rồi sau đó, lại lo học dồn, tăng tiết, làm kiểm tra…với biết bao áp lực cho cả thầy và trò.
Và có lẽ, nỗi lo lớn nhất của người làm thầy chính là lo học sinh quên bài vở, hay những em học sinh lớp một, lớp hai quên đi tác phong nề nếp đã từng được rèn rũa. Ngoài việc học, thầy cô lo cho một số học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình sẽ ham chơi và nhiễm một số thói xấu …
Có thể nói chưa bao giờ lương tâm trách nhiệm của thầy cô giáo lại được thể hiện rõ ràng đến như vậy. Nay vì dịch bệnh mà học sinh phải nghỉ học, những thầy cô giáo ở mọi miền đất nước hiện vẫn đang ngày đêm nỗ lực hết mình để giúp các em tiếp tục cuộc hành trình đi đến tương lai, dù gian nan vất vả vẫn còn đấy, với những con số về dịch bệnh làm lòng họ bất an.
Phạm Minh Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38