Không được chết, vì “nợ” thôn 1,7 triệu đồng
Cảnh báo loại tội phạm buôn người mới | |
Bị tố cáo không đảm bảo quyền lợi người lao động | |
Huyện Phú Xuyên lý giải về việc 105 sổ đỏ bị “mất tích” |
Từ đơn thư phản ánh, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã tìm về thôn Chùa (xã Hương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) để tìm hiểu rõ thông tin. Trong ngôi nhà cấp 4 nhỏ bé nằm nép mình trong ngõ, trên gương mặt người thân của bà Nguyễn Thị Lê vẫn phủ kín nỗi buồn. Đặc biệt, trên gương mặt nhợt nhạt vì mất ngủ nhiều ngày, chúng tôi thấy rõ sự ấm ức của họ.
Tiếp chuyện chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nam (anh trai của bà Nguyễn Thị Lê) mắt ngân ngấn, chia sẻ về việc làm thiếu tình người của chính quyền nơi đây khi em gái mình qua đời. Theo ông Nam, bà Lê chẳng may qua đời nhưng không được thông báo trên loa truyền thanh, không được cho mượn xe tang, kèn trống… như đối với người địa phương khác.
Theo ông Nam, ngày 9/11/2015, bà Lê qua đời, gia đình đã thông báo cho chính quyền địa phương biết để làm giấy chứng tử, phát loa truyền thanh thông báo, cũng như hỏi mượn xe tang, kèn trống… Tuy nhiên, những việc đó không được chính quyền địa phương tạo điều kiện. Lý do đưa ra là bà Lê còn nợ thuế đất nông nghiệp, tiền đóng góp an ninh quốc phòng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân… với số tiền hơn 1,7 triệu đồng.
Gia đình bà Lê đang trao đổi với phóng viên |
“Có lẽ chẳng nơi đâu lại có chuyện như vậy. Em gái tôi bị tàn tật từ nhỏ, thuộc hộ nghèo, lại ở cùng hai người em cũng bị tàn tật. Ấy vậy mà khi qua đời, chính quyền địa phương lại “bỏ rơi” như thế. Việc này không chỉ đi ngược lại với đạo lý làm người mà còn vi phạm pháp luật. Là người tàn tật, thuộc hộ nghèo được hưởng chế độ, chính sách của nhà nước, nhưng không hiểu lý do gì, mặc dù đã có văn bản của tỉnh, của huyện về việc cấp cho em gái tôi mảnh đất để sinh sống, nuôi hai đứa em bị tật nguyền, nhưng qua nhiều năm, với nhiều văn bản của cấp trên, UBND xã vẫn không thực hiện. Đến khi em gái tôi qua đời, chính quyền thôn cũng không cho nó được chết như người khác chỉ vì một khoản nợ vô cùng vô lý, trái quy định…”, ông Nam bức xúc nói.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Khúc - trưởng thôn Chùa - cho biết: Gia đình tôi và gia đình bà Lê có quan hệ họ hàng rất gần. Việc này cũng làm tôi mất ngủ và suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, nếu không làm thế thì người dân có ý kiến. Trước khi làm, tôi đã hỏi ý kiến của lãnh đạo cấp trên, họp chi bộ thôn và căn cứ vào hương ước của làng. Bà Lê bị tàn tật, thuộc hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ của nhà nước, còn nghĩa vụ đóng góp với địa phương, xã hội thì vẫn phải làm. Tổng số tiền bà Lê chưa đóng góp, còn nợ là 1.716.000 đồng. Ở thôn có 11 hộ nghèo cũng đều phải đóng góp đầy đủ những khoản thu ấy…”.
Theo ông Nam, ngày 9/11/2015, bà Lê qua đời, gia đình đã thông báo cho chính quyền địa phương biết để làm giấy chứng tử, phát loa truyền thanh thông báo, cũng như hỏi mượn xe tang, kèn trống… Tuy nhiên, những việc đó không được chính quyền địa phương tạo điều kiện. Lý do đưa ra là bà Lê còn nợ thuế đất nông nghiệp, tiền đóng góp an ninh quốc phòng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân… với số tiền hơn 1,7 triệu đồng. |
Không biết ông Khúc không hiểu hay cố tình bất chấp mọi quy định của nhà nước, pháp luật đối với người tàn tật, hộ nghèo về các khoản thu, khi tại Nghị định số 55/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã nêu việc miễn 100% tiền thuế đất nông nghiệp cho hộ nghèo có hiệu lực từ năm 2011. Cũng như tinh thần của Nghị định Chính phủ về các khoản thu đóng góp không được ấn định số tiền cụ thể. Trong đó, ở vụ việc này, có 6 đối tượng là người bị tàn tật, hộ nghèo… lẽ ra không phải đóng góp những khoản thu này.
Vậy vì sao, bà Nguyễn Thị Lê và 11 gia đình khác trong thôn nằm ngoài đối tượng phải thu, nhưng thôn vẫn yêu cầu thực hiện đầy đủ? Cũng như căn cứ vào đâu để có con số hơn 1,7 triệu đồng mà bà Lê nợ thôn, để rồi chính quyền nơi đây “bỏ rơi” bà Lê như vậy?
Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.
Ngô Hùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05