Không đề xuất hạ cốt đê sông Hồng
Phó Thủ tướng kiểm tra việc khai thác cát trái phép ven sông Hồng | |
Ngang nhiên chiếm đê “làm vườn” | |
Đang bị xẻ thịt! |
Liên quan đến vấn đề đang được dư luận quan tâm là xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương – đường Thanh Niên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, Hà Nội không kiến nghị Bộ NNPTNT hạ cốt đê sông Hồng mà kiến nghị thay đổi kết cấu đoạn đê từ trước cửa khách sạn Thắng Lợi đến An Dương từ đê đắp bằng đất chuyển thành đê bê tông.
Hà Nội kiến nghị thay đổi kết cấu đê hữu sông Hồng đoạn từ Khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương. |
Thực tế, đoạn đê từ Phúc Tân đến An Dương đã làm rồi. Nếu thay đổi kết cấu đê như vậy, kiến trúc cầu An Dương sẽ đẹp và cân hơn. Thứ hai là khi chuyển từ đê đất sang đê bê tông, hoàn toàn mở rộng được 2 làn đường mỗi bên 3,7m. Thứ ba, TP đã xin ý kiến dân cư hai bên tuyến đê từ khách sạn Thắng Lợi đến An Dương và nhận được sự đồng tình cao. Khi làm được con đường như vậy, giao thông sẽ tốt hơn, người dân đi từ đê xuống hai bên sẽ thuận lợi hơn do hạ độ dốc.
Về khả năng con đê có chống chịu lũ được hay không, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trên hệ thống sông Đà đã có một số nhà mày thủy điện như thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, còn trên sông Lô có thủy điện Na Hang. Trên sông Hồng thì phía Trung Quốc cũng đã xây dựng nhà máy thủy điện. Hơn nữa, ở phía ngoài đê, người dân đã làm nhà nên mặt đê bê tông không chịu áp lực trực tiếp của nước. Đặc biệt, với công nghệ mới hiện nay làm đê bê tông hoàn toàn có thể chịu được áp lực.
Hiện nay, Hà Nội có các sông lớn chảy qua như sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi, sông Cầu... Tổng số chiều dài đê là 626,124 km, trong đó đê Hữu Hồng (đê cấp đặc biệt) dài trên 37 km, trên 249 đê cấp I, trên 45 km đê cấp II, trên 72 km đê cấp III..., ngoài ra còn 41 tuyến đê bao, đê bối và đê chuyên dùng với tổng chiều dài 132 km. Vì vậy, bảo vệ an toàn đê luôn là nhiệm vụ quan trọng |
Chủ tịch UBND TP cho biết thêm, theo Nghị quyết của Thường trực Thành ủy Hà Nội, hiện nay UBND TP đang triển khai quy hoạch tuyến đê được kết hợp sông Hồng chạy qua địa bàn TP với nguồn vốn huy động của doanh nghiệp. TP mong muốn thời gian tới, Bộ NN&PTNT cử một nhóm phối hợp với Hà Nội ngay từ đầu để triển khai nhanh tốc độ quy hoạch. Hiện nay, toàn bộ dân cư sống trong vùng bãi ở các con sông trên địa bàn Hà Nội khoảng 850.000 người, hoàn toàn không trường học, không trạm y tế vì không được xây, đời sống dân sinh rất bức bách. Nếu quy hoạch được hoàn thành nhanh, Hà Nội sẽ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ người dân ở khu vực vùng bãi ven sông. Được biết, Bộ NN&PTNT đang triển khai quy hoạch phân lũ sông Hồng, sông Thái Bình. Do đó, Chủ tịch UBND TP mong muốn dự án này được đẩy nhanh, làm cơ sở căn cứ khoa học để Hà Nội triển khai lập quy hoạch xây dựng đường đê sông Hồng qua địa bàn TP.
Cũng liên quan tới vấn đề thay đổi kết cấu đê hữu Hồng đoạn từ An Dương đến khách sạn Thắng Lợi, ông Trần Quang Hoài - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) cũng khẳng định, Hà Nội chỉ đề xuất thay đổi kết cấu đê chứ không phải hạ cốt đê và phía Bộ NN&PTNT cũng không chấp thuận hạ cốt đê mà chỉ đồng ý thay đổi kết cấu đê. Tuy nhiên, gần đây, một số báo chí đưa tin Hà Nội đề xuất hạ cốt đê khiến dư luận phản ứng bởi từ vị trí đê đó vào trung tâm rất gần. Cụ thể là trung tâm hành chính Ba Đình, cơ quan T.Ư chỉ 1km, nếu người dân không hiểu sẽ cho rằng khi hồ Hoà Bình xả lũ sẽ gây ra thảm họa.
Theo ông Trần Quang Hoài, chuyển từ đê đất sang đê bê tông vừa đảm bảo nhiệm vụ chống lũ, vừa kết hợp giao thông, cải tạo cảnh quan đô thị của Thủ đô. Bây giờ Hà Nội phải tính toán để tuyến đê bê tông đó đảm bảo an toàn phòng chống lũ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đã được ban hành cũng như một số ý kiến góp ý của các chuyên gia, cán bộ quản lý, kỹ thuật ngành thủy lợi. Trên thực tế, ngay trên địa bàn Hà Nội, đoạn đê con đường gốm sứ cũng đã thay đổi kết cấu đê đất bằng đê bê tông và một số địa phương khác như Hải Phòng đoạn ngay cầu Rào, bờ hữu sông Lạch Tray cũng thay đổi tương tự.
Những đoạn đê đó được theo dõi, giám sát chặt chẽ từ lúc thiết kế tới thi công và hiện nay được đưa vào sử dụng cho hiệu quả rất tốt. Ông Hoài cũng cho biết, đê Hà Nội là đê quan trọng nhất của cả nước, trong đó có những đoạn cấp đặc biệt. Tuy nhiên hiện nay, đê Hà Nội lại đang yếu nhất so với các vùng xung quanh và vi phạm đê điều còn nhiều. Hầu hết các tuyến đê Hà Nội đều gắn với tuyến đường giao thông. Trong 5 năm từ 2011 - 2016, Hà Nội có tổng số 1.649 vụ vi phạm hành lang đê điều, song đến nay mới giải quyết dứt điểm được 162 vụ, tức là 10%. Vì vậy, TP Hà Nội cần quan tâm giải quyết vấn đề này hơn nữa.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07