Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân bị đói, rét, thiếu chỗ ở Hà Nội: Căn cứ tình hình lũ để xem xét tạm dừng hoạt động các công trình cầu không đảm bảo |
Chiều 10/9, UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại đê sông Hồng (đoạn Liên Mạc), quận Bắc Từ Liêm. Cùng tham gia kiểm tra có Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ Hoàng Trọng Quyết.
Quận Bắc Từ Liêm thông tin, sông Hồng chảy qua địa bàn 4 phường trên địa bàn quận, bao gồm: Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc. Sông Nhuệ chảy qua địa bàn các phường: Cổ Nhuế 1, Đức Thắng, Cổ Nhuế 2, Phú Diễn, Phúc Diễn, Thụy Phương.
Hiện, mực nước đê sông Hồng đoạn đê Liên Mạc đã dâng cao trên 10.5m, ở mức báo động 1, trong khi mực nước sông Nhuệ đã lên mức báo động 3. Quận đã thiết lập 1 sở chỉ huy ở ngay ven đê.
Chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo địa phương, lực lượng vũ trang, người dân quận Bắc Từ Liêm đã chủ động trong phòng, chống bão số 3. Đồng thời, Chủ tịch UBND Thành phố mong muốn các lực lượng tiếp tục cố gắng bền bỉ, kiên trì vượt qua thiên tai, mưa lũ.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại khu vực cống Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm. |
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy nhận định, với thời tiết hiện tại, tình hình mưa lũ trong thời gian tới sẽ còn diễn biến phức tạp, áp lực nước dồn về từ thượng nguồn về hệ thống sông trên địa bàn Thành phố rất lớn.
"Chúng ta không được lơ là, chủ quan, cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thậm chí phải chuẩn bị sẵn, tính toán hết tất cả phương án dự phòng về lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố trong trường hợp mực nước sông Hồng đạt mức báo động 3”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội yêu cầu quận Bắc Từ Liêm thực hiện nghiêm túc việc vận hành, huy động các lực lượng ứng trực, canh đê và bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong chỉ đạo, điều phối các hoạt động ứng phó với thiên tai, mưa lũ.
Chủ tịch UBND Thành phố cũng yêu cầu quận cần huy động tổng lực các lực lượng cũng như các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; tổ chức phân công cụ thể nhiệm vụ phòng, chống thiên tai; bảo đảm hậu cần, huy động phương tiện, vật lực xử lý kịp thời các tình huống.
Lưu ý công tác tuyên truyền, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị quận cần khách quan, chính xác để người dân cảnh giác, bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng; việc cắt điện, nước cần thông báo rõ thời gian, tránh gây hoang mang cho người dân.
Nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội là phải kiên quyết, quyết liệt thực hiện công tác vận động quần chúng để người dân nhận thức mối nguy hại của thiên tai với tài sản, tính mạng, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu, nơi nào cần di chuyển người dân, phải di chuyển nhanh chóng; chăm lo chu đáo nơi ở, đời sống nơi sinh hoạt tạm thời.
“Quyết tâm với mục tiêu không để xảy ra thiệt hại cho người dân, sau đó cố gắng bảo vệ an toàn tài sản, an ninh trật tự trên địa bàn”, Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu không được lơ là, chủ quan. |
Trước đó, báo cáo nhanh với lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên cho biết, để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, quận Bắc Từ Liêm đã lập Sở Chỉ huy tại Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các địa bàn trọng điểm.
Quận đã phối hợp cùng 7 đơn vị quân đội với khoảng 900 cán bộ, chiến sĩ, 17 xe ô tô tải, 4 xuồng máy, máy phát điện, phao cứu sinh, nhà bạt ứng trực tại 13 cửa khẩu đê sông Hồng, sẵn sàng xử lý khi có sự cố đê điều. Quận cũng huy động gần 3.000 người là lực lượng tại chỗ ứng trực tại các điếm canh đê và cửa khẩu đê.
Các phường trên địa bàn quận chuẩn bị các điểm sơ tán an toàn như trường học, nhà văn hóa, bảo đảm đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân. Đồng thời UBND các phường chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”.
Qua rà soát, tính đến 14 giờ ngày 10/9, 4 phường ven đê sông Hồng thuộc quận Bắc Từ Liêm cần di dời 567 hộ dân đến nơi an toàn. Đến nay, phường đã di dời 76 hộ dân; 26 hộ dân cần di dời trong chiều nay để bảo đảm an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04