Đang bị xẻ thịt!

LĐTĐ - Mới đây, hàng loạt các sự cố xảy ra như sạt lở đất ở Ba Vì; sạt trượt mái kè Liên Trì, đê sông Hồng tại Đan Phượng... khiến dư luận thêm lo âu nhất là khi mùa mưa, bão đang đến.

Có dịp đi dọc một dải đê hữu sông Hồng mới thấy bàng hoàng trước cảnh một trong 4 hệ thống đê điều của các tỉnh phía Bắc bị xâm hại nghiêm trọng bởi các vụ xẻ thịt. Tại tuyến đê trọng yếu có vai trò ngăn lũ sông Hồng vào mùa mưa bão, và là một trong những trục giao thông quan trọng của Thủ đô, đoạn thì mặt đê bị băm nát bởi hàng trăm lượt xe tải lớn chở vật liệu xây dựng ngày đêm quần thảo; đoạn thì lún sụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chân đê.

Sạt lở đất ở xã Minh Châu- Ba Vì ngày càng nghiêm trọng

Đoạn qua xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, một dải mặt đê hữu sông Hồng kéo dài hơn 5km, hầu hết lớp bê tông nhựa trải trên bề mặt chỗ thì nứt toác, chỗ thì vỡ vụn, tạo thành ổ trâu, ổ voi, còn dưới chân đê nhiều chỗ bị sạt lở, biến dạng.  Xuôi theo tuyến hữu Hồng, qua địa bàn Thường Tín, Phú Xuyên, tình trạng vi phạm, lấn chiếm làm ảnh hưởng đến sự an toàn của đê cũng diễn ra nghiêm trọng. Trên dải đê có chiều dài khoảng 32,5 km, nhiều nơi đã trở thành vũng “trâu đầm” khi người dân sản xuất gạch; tập kết vật liệu (cát, sỏi); đổ rác thải, trồng rau màu trên mặt đê… Còn dọc hai bên bờ sông Hồng, đoạn từ xã Thượng Cát (huyện Từ Liêm) đến xã Lĩnh Nam (huyện Thanh Trì) có tới hàng chục bãi cát và điểm khai thác cát. Tại những điểm khu vực thượng và hạ lưu cầu Thăng Long, cầu Long Biên, khu vực xã Hải Bối (Đông Anh), phường Bồ Đề (Gia Lâm), xã Lĩnh Nam (Thanh Trì) và trên địa bàn phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng), ngoài việc hút cát từ dưới sông, các đơn vị, doanh nghiệp khai thác cát còn tập kết cát, sỏi được vận chuyển từ nơi khác đến, tạo thành những đống lớn, có đống tới hàng chục vạn m3, đè nặng lên thân đê.

Thống kê mới đây của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố, cho thấy: Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn Thủ đô đã xảy ra 1.616 vụ vi phạm Luật Đê điều. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, phát sinh thêm 128 vụ. Đáng lo ngại, bên cạnh những vi phạm cũ thì ngày càng gia tăng những trường hợp vi phạm mới trên 20 tuyến đê chính, kéo dài gần 470km và 25 tuyến đê bối, dài 82,537km. Những vi phạm này chủ yếu là xây nhà cấp 4, móng và công trình phụ; dựng lều quán, chợ tạm; đào xẻ đê, tôn cao đê, khai thác cát sỏi trong phạm vi bảo vệ đê, xây lò gạch; tập kết đất, cát, vật liệu xây dựng với khối lượng lớn trên các bãi sông, gây ảnh hưởng đến thoát lũ và an toàn đê. Những địa bàn có nhiều vụ xâm hại đê điều nhất là Ứng Hoà, Phú Xuyên, Thường Tín, Ba Vì, Từ Liêm, Hoàng Mai…

Nhằm răn đe đối với các vi phạm về công trình đê điều, thủy lợi và phòng chống lụt bão, tháng 3 năm 2010, Nghị định số 04/2010/NĐ-CP, qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống lụt bão đều bị xử phạt hành chính, tùy theo mức độ, tính chất của vụ việc. Thế nhưng thực tế cho thấy, trong thời gian qua, cơ quan có trách nhiệm và một số cấp chính quyền địa phương ở Hà Nội vẫn buông lỏng quản lý, chưa áp dụng triệt để các chế tài xử phạt để xử lý dứt điểm vi phạm, cùng với đó là sự đùn đẩy, đổ lỗi trách nhiệm. Việc này thể hiện qua kết quả xử lý, giải tỏa vi phạm của Hà Nội rất thấp khi gần 4 năm qua, từ năm 2008 đến quý I năm 2012, mới xử lý được 741 vụ, tồn đọng tới 875 vụ. Đáng nói, các vi phạm đã được xử lý hầu hết có quy mô nhỏ lẻ. Hậu quả của tình trạng lỏng lẻo trong quản lý này là vi phạm cũ không được xử lý đã phát sinh những vi phạm mới. Để rồi dẫn đến tình trạng là năm nào thành phố cũng phải chi một khoản tiền không nhỏ cho việc giải tỏa vi phạm, duy tu đê điều. Như năm 2011 vừa qua, thành phố đã phải đầu tư 796 tỷ đồng cho việc tu bổ đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn, trong đó có kè Thanh Điềm, kè Bát Tràng, kè Xuân Canh, Đổng Viên, Lệ Chi; đê tả, hữu sông Hồng...

Tuy nhiên, chính việc xử lý chưa nghiêm, khiến cho tình trạng vi phạm, lấn chiếm đê điều ở Hà Nội như “bệnh nhờn thuốc” mà mới đây, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã nhận xét: Vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống lụt bão trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang diễn biến phức tạp, còn tồn đọng nhiều vụ vi phạm chưa được xử lý, đồng thời phát sinh nhiều vụ có tính chất, mức độ nghiêm trọng. Kết quả thực hiện xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm trên toàn thành phố còn thấp, các vi phạm đã được xử lý hầu hết có quy mô nhỏ lẻ. Các vi phạm có quy mô lớn, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an toàn đề điều, thoát lũ hầu như chưa xử lý được. Trong khi đó, tình trạng vi phạm ngày càng phức tạp, số vụ ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng với quy mô lớn, diễn ra trong thời gian dài.

A. Tùng

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của thành phố Vinh.
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, nhiều vỉa hè, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội lại bị “xới tung”, bụi bay mù mịt gây ảnh hưởng đời sống dân sinh. Điều đáng nói, tình trạng này lặp đi lặp lại hàng năm trên khắp các nẻo đường, tuyến phố như một điệp khúc quen thuộc.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 2h30 ngày 4/11, tại nhà số 3H1, ngõ 20 phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhận thấy có 2 người mắc kẹt trong đám cháy, lực lượng chức năng đã nhanh chóng tiếp cận các hướng để tìm kiếm cứu nạn và đã đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Xem thêm
Phiên bản di động