Ngang nhiên chiếm đê “làm vườn”
Biến đê thành vườn!
Hệ thống đê điều là công trình quan trọng để ngăn lũ, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân… Chính vì vậy việc bảo vệ đê, nghiêm cấm các hành vi gây tổn hại đê điều đã được đưa vào pháp lệnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cơ quan chức năng lại coi trọng xử lý các trường hợp xây dựng trái phép, vi phạm hành lang bảo vệ an toàn đê điều còn những vi phạm như lấn chiếm mặt đê để “làm vườn” dường như vẫn bị xem nhẹ.
Tại đê sông Hồng, đoạn qua phường Bồ Đề (quận Long Biên), tình trạng chiếm dụng triền đê để trồng rau xảy ra ở cả hai mái đê. Cụ thể, bên trên các kè bê tông dọc theo triền đê trên phố Phú Viên, phường Bồ Đề được thiết kế có tác dụng chống sạt lở, xen kẽ trên các kè bê tông là những ô vuông trồng cỏ giữ đất, mỗi chiều 40 cm. Gần đây, những ô cỏ này đã được một số người dân trong khu vực trồng rau, củ các loại. Trong khi đó, bên kia triền đê là phố Lâm Du (hướng ngược lại từ Bát Tràng về cầu Chương Dương), việc xới cỏ mái đê, cuốc đất, quây rào trồng rau cũng được nhiều hộ thực hiện. Chỉ một đoạn phố ngắn 50-70m, chúng tôi ghi nhận có gần 20 khoảnh đất được nhổ bỏ cỏ chống xói mòn để lập vườn trồng rau. Có những đoạn, đất trên đê được một số hộ cuốc vát, san luống xuống phía dưới để tạo độ thoải cho dễ trồng cây...
Việc tận dụng triền đê để trồng rau cũng diễn ra dọc theo các tuyến đê khác của sông Hồng. Đó là trên hai mái đê thượng lưu và hạ lưu đê hữu Hồng thuộc địa bàn phường Thanh Trì, và mái đê trên địa bàn phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh (Long Biên, Hà Nội). Trên địa bàn quận Tây Hồ, xen kẽ các block gạch bê tông, các vạt cỏ cũng được nhổ bỏ để trồng rau.. Ngoài việc tận dụng đất trồng rau, một số hộ còn trồng hoa và cây cảnh. Tại một số đoạn đê khác, tình trạng trồng cây, rau màu trên mái đê cũng tràn lan: Ngô được trồng ở đoạn qua đường An Dương Vương (quận Tây Hồ), bắc giàn tre nứa để trồng mướp, bầu, bí… (đoạn đê chạy qua địa phận phường Thụy Phương, giáp Chèm, quận Bắc Từ Liêm)… Tất cả những vi phạm trên đều đã được Chi cục Đê điều & PCLB thông báo với chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để.
Điều 11, 16, Pháp lệnh Đê điều quy định: “Nghiêm cấm đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật liệu dự trữ phòng, chống lụt, bão; cuốc giẫy cỏ, chất đống rơm rạ, củi rác ở đê. Mái đê, cơ đê phải trồng cỏ hoặc áp dụng biện pháp khác để chống xói mòn”. |
Cần xử lý nghiêm
Trao đổi với PV LĐTĐ, Ông Nguyễn Xuân Hải, Chi cục phó Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão cho biết: Hà Nội là địa bàn có hệ thống đê điều lớn nhất khu vực miền Bắc với 626km đê, từ cấp đặc biệt cho đến cấp 5. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển kinh tế xã hội cũng như giá trị đất đai, nên tình trạng vi phạm Luật Đê điều trên địa bàn thành phố diễn ra phổ biến.
Theo thống kê của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, trong năm 2014 có 296 vụ vi phạm Luật Đê điều, phát sinh 114 vụ so với năm 2013. Số vụ vi phạm tập trung nhiều nhất tại các địa bàn huyện Ứng Hòa, Gia Lâm và Sóc Sơn. Có nhiều vụ vi phạm có tính chất rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn đê điều như xẻ rãnh, đào đất trồng cây, khai thác đất cát trong phạm vi bảo vệ đê, trồng rau trên triền đê..., đặc biệt có 16 vụ xây nhà bê tông và công trình kiên cố. Thế nhưng, số vụ vi phạm đã được xử lý trong năm 2014 chỉ có 29, còn tồn đọng 267 vụ.
Trả lời câu hỏi của PV về việc xử lý việc người dân tận dụng hành lang an toàn đê để trồng rau, ông Hải cho biết: “Chúng tôi tăng cường tuyên truyền vận động người dân, cũng như báo cáo các sai phạm với chính quyền địa phương để xử lý, thế nhưng tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều vẫn diễn ra”.
Đáng lo ngại nhất là việc tập kết bến bãi để vật liệu xây dựng vi phạm an toàn đê. Theo kết quả kiểm tra, trên địa bàn thành phố có 211 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng (VLXD) thế nhưng chỉ có 27/211 bãi hoạt động có phép, 10 bãi hoạt động sai phép, 184 bãi hoạt động không phép. Việc các xe quá tải trọng lưu thông trên đê khiến cho nhiều đoạn đê bị hư hỏng, xuống cấp, giảm khả năng chống lũ cũng như ảnh hưởng đến an toàn của người và phương tiện giao thông tham gia lưu thông. Thiết nghĩ, nếu chỉ xử lý theo kiểu phạt xe vi phạm thì mới xử lý phần ngọn, gốc của vấn đề là phải xử lý các bến bãi tập kết vật liệu tồn tại dai dẳng ngoài đê.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46