Không có chuyện chặt cây bừa bãi
Chưa nhận được đền bù, người dân thu giữ máy móc công trình | |
Hà Nội phân luồng phục vụ thi công nút giao thông Bưởi | |
Bộ Xây dựng ra Chỉ thị bảo đảm an toàn trong thi công |
Người dân lo ngại
Từ ngày 29/11 đến nay, Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đã tiến hành chặt một số cây xà cừ lâu năm trên đoạn đường Đội Cấn - Bưởi để phục vụ thi công tuyến đường vành đai 2. Tuy nhiên, do không nắm rõ được thông tin, nhiều người dân đã bày tỏ sự quan ngại cũng như không đồng tình với cách làm này. Bác Nguyễn Văn Phúc, 828 đường Láng, chia sẻ: “Nhà tôi ở đây đã lâu rồi, lớn lên cùng cây nên với mỗi cây đều có nhiều kỷ niệm, nhìn cây cổ thụ bị chặt đi, thấy tiếc quá”.
Nguyễn Thu Phương, SV Đại học Ngoại thương, chia sẻ: “Nhà mình ở gần đó, mỗi ngày đi qua đây mình cứ lo lắng cho cây xanh. Cây trồng cả chục năm mới cho bóng mát vậy mà chỉ cần vài đường cưa, 30 giây sau cây đổ. Trồng thì khó mà chặt thì quá dễ. Còn anh Đỗ Hoàng Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, thì nhận xét, ngày nào cũng đi làm qua đây, tôi biết những cây này đều nằm trong đường chỉ giới đỏ, nhưng không hiểu vì sao TP không tính toán để chuyển cây đi nơi khác mà cứ phải chặt, ở nước ngoài người ta quý cây xanh lắm không dám chặt bừa bãi, sao không gom những cây đó đến những nơi khác.
Khu vực thi công Dự án đường vành đai 2 tại đường Bưởi |
Như vậy, lo ngại của người dân là dễ hiểu, vì để trồng mới cây sẽ phải mất rất nhiều năm cây mới có thể cho bóng mát.
Đã được tính toán kỹ
Thực tế, thời gian qua, nhiều nơi trên tuyến đường Vành đai 2 bị chậm tiến độ do vướng tiến độ giải phóng mặt bằng. Chỉ tính riêng đoạn đường Đội Cấn - Bưởi hiện có 8 cây xà cừ, đường Láng có 9 cây nằm trong phạm vi chỉ giới đỏ của dự án. Mặc dù nỗ lực bảo về cây xanh đã được chủ đầu tư và các bên liên quan hết sức cố gắng nhưng khi tuyến đường mới hình thành thì có một số cây nằm trong đường chỉ giới đỏ, thậm chí nằm giữa lòng đường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cũng đã được Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 355/QĐ-TNMT, ngày 23/03/2007, trong đó có nghiên cứu đến các cây xanh nằm trong mặt bằng thi công của dự án cần được di chuyển và những cây không thể di chuyển cần được chặt hạ để phục vụ cho việc thi công đường cũng như các công trình hạ tầng kỹ thuật trên tuyến (cấp, thoát nước, hào, cáp kỹ thuật…v.v). |
Theo thống kê, có một số cây không thể dịch chuyển do kích thước lớn, cây già cỗi sẽ khó sống sau khi ươm lại. Việc dịch chuyển sẽ mất thời gian và tốn nhiều kinh phí, ngoài ra, cây xà cừ cũng được nhiều chuyên gia đánh giá không phải là cây ưu tiên trồng ven đường đô thị do loại cây này dễ bị bật gốc trong mùa mưa bão gây mất an toàn giao thông và nguy hiểm đến tính mạng của người dân. Do đó, các cây này bắt buộc sẽ phải chặt hạ để thi công công trình, nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết cấu tường chắn sau này và không thi công được hệ thống thoát nước mặt đường.
Được biết, theo kết quả khảo sát của Ban Quản lý dự án, trên toàn tuyến thi công có khoảng hơn 300 cây các loại cũng thuộc đường chỉ giới đỏ của dự án. Những cây này đa phần sẽ được dịch chuyển sang trồng tại vườn ươm. Tuy nhiên, trên phạm vi đường Láng, đoạn từ Cầu Giấy đến siêu thị Trần Anh, còn một số cây cũng sẽ được chặt hạ để thi công tường chắn và đường dẫn đầu cầu của cầu vượt Cầu Giấy (đường lên và xuống cầu vượt Cầu Giấy). Số cây này đang được Ban Quản lý dự án phối hợp với Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội tiến hành các thủ tục chặt hạ nhằm đảm bảo phục vụ thi công công trình.
Sẽ trồng cây mới sau khi dự án hoàn thành
Trao đổi về việc này, ông Vũ Hà trưởng Ban quản lý dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội, chủ đầu tư dự án đường Vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy, cho biết, vì tính cấp thiết và quan trọng của dự án, hiện nay, tất cả các đơn vị liên quan đang dồn sức đẩy nhanh tiến độ thi công để phấn đấu thông xe tuyến chính trước Tết Nguyên đán Bính Thân. Việc chặt hạ các cây nằm trong đường chỉ giới đỏ là điều bất khả kháng, nằm ngoài mong muốn của thành phố.
“Việc duy trì, cải tạo và thay thế cây xanh đường phố theo quy hoạch là công việc thường xuyên hàng năm. Trong quý IV/2015, thực hiện công tác cắt sửa cây xanh có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão đảm bảo tính đồng đều, mỹ thuật, an toàn, đặt biệt các vị trí che lấp đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu và các biển báo giao thông, Cty đã lên kế hoạch cắt tỉa 413 cây. Cụ thể, phố Thái Hà (từ ngã tư Tây Sơn – Láng Hạ) 131 cây; Phủ Doãn 18 cây; Tập thể Thanh Xuân Bắc 94 cây; Nguyễn Thượng Hiền 72 cây; Khâm Thiên 51 cây; Yết Kiêu 47 cây. Công tác cắt tỉa được thực hiện công khai, minh bạch theo đúng quy định, trình tự, thủ tục”, ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội cho biết. |
Ông Hà nhấn mạnh, dự án đã được gia hạn hiệp định 2 lần (đến 31/12/2016) và đây gần như là hạn cuối cùng, nên dự án đang chịu áp lực lớn về thời gian và tiến độ. Nếu vì nguyên nhân nào đó, phía Hà Nội làm chậm dự án thì sẽ ảnh hưởng không chỉ đến tình hình giao thông của TP mà còn phát sinh nhiều khó khăn khác. Đặc biệt, nếu đến hạn mà dự án không hoàn thành và không tiếp tục được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ thì TP sẽ phải huy động nguồn lực khác để tiếp tục thực hiện công trình.
Trước đó, quy hoạch và thiết kế tuyến đường Vành đai 2 đã được công bố công khai theo quy định. Trước khi Sở Xây dựng cấp giấy phép chặt cây đã tổ chức kiểm tra thực tế, có sự tham gia của liên ngành và đại diện chính quyền địa phương. Sau khi có giấy phép chặt cây, chính quyền địa phương (UBND phường) cũng có thông tin trên loa truyền thanh cho nhân dân biết về nội dung liên quan. Bên cạnh đó, trong thiết kế của dự án, ngoài việc xây dựng tuyến đường mới, cũng sẽ bố trí hệ thống cây xanh mới dọc hai bên đường và tại các vị trí dải phân cách. Đoạn Nhật Tân - Xuân La đã trồng xong hàng cây mới hai bên đường, các đoạn còn lại sẽ được trồng trong dịp đầu năm 2016.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22