Không cấp phép tổ chức các lễ hội vì mục đích thương mại
Lễ hội bia Đức lần thứ 7 sắp diễn ra tại Khách sạn JW Marriott Hanoi | |
Lễ hội Xuân hồng lần thứ IX sẽ tiếp nhận tối thiểu 8000 đơn vị máu | |
Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong tổ chức lễ hội |
Những người tham gia giẫm đạp lên nhau để tranh được quả phết trong lễ hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ) năm 2015. (Ảnh chỉ mang tính minh họa: Vietnam+) |
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Công văn số 4237/BVHTTDL-VHCS gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương về việc “Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017.”
Cũng tại công văn này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh/ thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương dừng tổ chức đối với những lễ hội đã cấp phép trước đây nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc trong xã hội.
Trong những năm gần đây, nhiều lễ hội truyền thống liên quan đến tục hiến sinh, nghi thức “đâm-chém-chọi” động vật (đâm trâu, chém lợn...) và những màn ẩu đả, tranh cướp mang tính bạo lực gây mất an toàn cho nhân dân và du khách tại một số lễ hội (như lễ hội Gióng - Hà Nội, lễ hội Phết - Phú Thọ…) đã gây ra những tranh luận gay gắt, trái chiều trong cộng đồng.
Trước thực tế đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 459/BVHTTDL-DSVH (ngày 19/2) về việc tổ chức các lễ hội chọi trâu và hội chọi trâu; trong đó yêu cầu không cấp phép tổ chức các lễ hội chọi trâu, hội chọi trâu nếu đó không phải là lễ hội truyền thống của địa phương.
Đại diện Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho hay, trên địa bàn cả nước có nhiều lễ hội chọi trâu truyền thống, tiêu biểu là lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc), lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), hội chọi trâu Phù Ninh (Phú Thọ), hội chọi trâu Hàm Yên (Tuyên Quang)...
Những lễ hội chọi trâu ở các địa phương khác như Phúc Thọ (Hà Nội), Phú Sơn (Bắc Ninh), Bảo Thắng (Lào Cai)... đều là lễ hội mới tổ chức và có tính chất thương mại.
Bên cạnh đó, việc “không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật Di sản Văn hóa” cũng là một yêu cầu trọng tâm của công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong năm 2017.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40