Bi hài chuyện đặt đồ ăn qua mạng rồi “bom” hàng:

Khóc mếu vì những trò đùa của người đặt

(LĐTĐ) Thời điểm này, bán hàng online ngày một nở rộ vì sự tiện ích đối với người mua lẫn người bán. Tuy nhiên, một vấn đề đang khá nhức nhối nảy sinh là tình trạng “bom hàng” - người mua đã đặt hàng nhưng không nhận. Chuyện tưởng nhỏ mà không hề nhỏ, khi vấn đề rủi ro lại phụ thuộc chủ yếu vào khách hàng.
khoc meu vi nhung tro dua cua nguoi dat Thu thuế với người bán hàng qua mạng: Nói dễ nhưng làm thì khó
khoc meu vi nhung tro dua cua nguoi dat Bán hàng trên mạng có giá trị từ 1 triệu đồng có thể bị đánh thuế
khoc meu vi nhung tro dua cua nguoi dat Kinh doanh online: Dân công sở thêm nghề tay trái

Những trò đùa vô cảm

“Bom” hàng hay có thể hiểu nôm na là hoạt động đặt hàng nhưng đến khi giao thì không nhận, không trả tiền đã trở thành nỗi khổ của nhiều người kinh doanh, vận chuyển hàng hóa. Thực tế, những chiêu trò “đặt hàng cho sang miệng” rồi đến khi giao tới nơi lại tắt máy, không nhận hàng đã manh nha xuất hiện vào khoảng năm 2016, khi các ứng dụng giao nhận hàng qua mạng internet bước đầu trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, “kẽ hở” này dường như vẫn chưa được khắc phục.

khoc meu vi nhung tro dua cua nguoi dat
Các quán trà sữa, đồ ăn nhanh tập trung đông đúc các shipper tới nhận và giao hàng

Mới đây, vào đầu tháng 6, vụ đơn hàng là 20 cốc trà sữa có trị giá hơn 1 triệu đồng bị “bùng” đã gây nên xôn xao trong dư luận. Theo đó, một cô gái ở Bà Rịa - Vũng Tàu trong lúc “vui miệng” đã đặt đơn hàng 20 ly trà sữa trị giá 1,2 triệu đồng, nhưng lại quyết định “bom” khi tài xế Grapfood giao hàng tới. Sự việc trên đã khiến cho người tài xế lâm vào cảnh dở khóc dở mếu, không biết giải quyết ra sao.

Liền sau đó, dư luận lên tiếng bênh vực shipper và chỉ trích hành vi của cô gái. Trước tâm bão dư luận, mẹ cô gái – một giáo viên để bảo vệ con mình đã lên tiếng đổ lỗi cho trò đùa của cậu con trai mới lớp 1, lớp 2. Điều này đã làm cho cộng đồng mạng thêm phần bất mãn vì cho rằng là một cô giáo thay vì khuyên con xin lỗi tài xế Grapfood người mẹ này lại có thái độ bao che, đùn đẩy trách nhiệm. Trước đó, vào khoảng đầu năm 2019, mạng xã hội cũng xôn xao chuyện tài xế Go Việt bị “bom hàng” 36 ly trà sữa, trị giá tới 2 triệu đồng.

khoc meu vi nhung tro dua cua nguoi dat
Ngày nay, khách hàng chỉ cần ngồi tại nhà, lướt điện thoại sẽ có người giao hàng đến tận nơi

Việc khách nhận hàng rồi bắt lỗi để quỵt tiền, order cho “sang mồm”, vẫn thường xuyên diễn ra như cơm bữa. Tài khoản Chính Công Lê đã chia sẻ trên một trang mạng xã hội câu chuyện anh được chứng kiến về một tài xế xe ôm phải ăn 12 ổ bánh mì và 6 cốc trà sữa bị khách đặt xong “bùng” hàng. Được biết, tổng cộng hóa đơn này (chưa tính tiền giao hàng) là 400.000 đồng. Dù với nhiều người, 400.000 đồng không có gì quá lớn lao, nhưng với những người phải chạy cơm từng bữa, thì số tiền này bằng hơn một ngày lương kiếm sống của họ…

Được biết, thời điểm hiện tại, quanh dịch vụ gọi đồ ăn qua mạng nổi lên nhiều thương hiệu đáng chú ý như: Now.vn (Foody), GrabFood, Go-Food, Lala Lixi, Lozi... Các dịch vụ giao nhận đồ ăn thường được triển khai theo phương thức phối hợp với các nhà cung cấp (nhà hàng, quán ăn, quán cà phê…) đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút người dùng.

Trong phí vận chuyển mà khách hàng thanh toán cho mỗi đơn hàng gọi đồ ăn, các ứng dụng như Grab hay Go-Việt sẽ giữ lại một phần hoa hồng và chuyển phần còn lại cho tài xế. Tuy nhiên, với phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, nhiều dịch vụ mua hàng online, giao hàng song không phải đơn hàng nào cũng cũng thành công khi việc mua bán diễn ra trên mạng và không phải ai cũng có thói quen mua sắm giống nhau.

Rủi ro ai chịu?

Theo tìm hiểu, hiện mức hoa hồng (hay còn gọi là chiết khấu) đang được Grab và Go-Việt và không ít hãng vận chuyển khác áp dụng dao động trong khoảng 10 - 20% phí vận chuyển. Ví dụ, mỗi đơn hàng có phí vận chuyển khoảng 15.000 đồng, các ứng dụng thu về 3.000 đồng. Khi quãng đường vận chuyển xa hơn dẫn đến cước phí cao hơn, các ứng dụng càng thu được nhiều chiết khấu hơn.

Mở rộng vấn đề có thể thấy, dịch vụ đặt đồ ăn qua ứng dụng dễ sử dụng, thực đơn phong phú, thời gian giao hàng nhanh. Tuy nhiên một kẽ hở khiến bản thân người tiêu dùng băn khăn là quy trình nhận, giao đồ ăn đảm bảo chất lượng, an toàn? và phía “người vận chuyển” cũng nơm nớp với nỗi lo bị khách “bỏ bom” thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Anh Trần Anh Bảo, một tài xế Grapfood cho biết: “Khi bị khách bom hàng, các tài xế có thể báo lại với công ty để được hỗ trợ. Tuy nhiên, công đoạn xác minh, hỗ trợ này khá lằng nhằng và mất thời gian khi người tài xế phải thực hiện đủ trình tự 5 bước mà công ty yêu cầu. Đặc biệt, công ty chỉ hỗ trợ xử lý những đơn hàng dưới 1.000.000 đồng, còn nếu giá trị lớn hơn, công ty sẽ không chịu trách nhiệm.

Vậy nên, nhiều tài xế chấp nhận mất tiền, cho mình một “bữa ăn sang” thay vì thực hiện quá nhiều thủ tục như vậy”. Cũng theo tìm hiểu, quy chế hỗ trợ khách hàng như anh Trần Anh Bảo nêu là do Grapfood quy định, còn đối với các ứng dụng khác đặt hàng khác và các tài xế giao hàng tự do nguy cơ bị bom hàng mà không nhận được bất cứ hỗ trợ nào là rất lớn.

Quanh chuyện đặt đồ ăn qua mạng rồi “bom” hàng, trao đổi với báo chí chuyên gia tâm lý Trần Thu Hà ví dụ ở vụ 20 cốc trà sữa có thể thấy 1,2 triệu đồng không lớn, nhưng nó là phẩm giá con người. Việc “bom” hàng, hành hạ người khác, mang nồi cơm của người lao động ra hất đổ để mua vui thì dù 100.000 đồng cũng là bẩn, là độc ác. Phẩm giá là phải không làm điều xấu ngay cả khi không có ai nhìn thấy bạn.

Nhìn nhận trên góc độ pháp lý, theo ông Bùi Thế Vinh – Đoàn Luật sư Hà Nội, việc sử dụng tràn lan sim rác cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bát nháo trên các ứng dụng điện tử. Do đó, vấn đề hiện nay là cần quản lý tốt sim điện thoại kết hợp cùng thúc đẩy sớm hoàn thiện lộ trình định danh cá nhân qua căn cước công dân, mã số.

Ví dụ tại Malaysia, muốn sử dụng dịch vụ Grab, khách hàng phải chụp và gửi ảnh xác nhận. Nếu cơ sở dữ liệu quốc gia của Việt Nam được hoàn thiện, có thể áp dụng phương pháp này để định danh người dùng.

Trong khi chờ đợi các ngành chức năng kiện toàn những quy định liên quan, chế tài quản lý của hành vi đặt hàng nhưng không nhận, không trả tiền hoàn toàn có thể dựa trên Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đồng thời, khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng thông qua các ứng dụng có chức năng đặt hàng trực tuyến thì đây được coi là các hợp đồng điện tử, có giá trị pháp lý như đối với các hợp đồng truyền thống và có hiệu lực khi bên nhận được đơn hàng có thông báo chấp nhận.

Nói cách khác, khi khách hàng thực hiện thao tác đặt hàng thông qua ứng dụng đặt hàng thì khách hàng và người chấp nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành việc giao kết hợp đồng. Shipper giao hàng đến nơi đúng theo yêu cầu nhưng khách hàng không nhận thì đã vi phạm vào nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ trong hợp đồng và phải chịu những trách nhiệm dân sự nhất định.

Bởi vậy, căn cứ Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên bị vi phạm theo quy định của pháp luật và các điều khoản hợp đồng khi đăng ký sử dụng ứng dụng. Trong trường hợp khách hàng không chịu thanh toán, “bom” hàng thì phía Shipper hoàn toàn có thể báo cáo sự việc cho phía quản lý ứng dụng đó để yêu cầu xử lý.

Rõ ràng, đặt hàng online đã và đang mang đến tiện dụng cho người dùng, shipper và các cơ sở sản xuất song nó cũng cho thấy sự hạn chế về chế tài giám sát và quản lý các nền tảng này. Hơn lúc nào hết, việc đưa ra những chính sách cụ thể, chế tài quản lý rõ ràng đối với những mô hình dịch vụ công nghệ mới như đặt hàng trực tuyến có thể giúp đảm bảo môi trường phát triển lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng cũng như bảo vệ người tiêu dùng.

Thắm Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động