Kỳ 1: Muôn vàn chiêu trò của các “thánh chốt đơn online”
Chắc hẳn sẽ khó có một công cụ nào có thể “đếm” được những “gian hàng” kinh doanh online trên các nền tảng như Facebook, Zalo, Tik Tok và các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… Những “shop online” có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm lại càng khó kiểm chứng, trong khi nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh online thì có ngàn vạn chiêu trò "trốn thuế", "lách thuế".
Chị Lê Hải Vân, một tiểu thương bán hàng online trên mạng thừa nhận: “Khách mua thường gọi điện và nhắn tin “inbox” chứ không phải ai cũng hỏi mua hàng trên phần bình luận công khai của các nền tảng mạng xã hội. Vì thế các đơn vị chức năng sẽ không thể biết được chủ hàng và khách mua đã “chốt” được bao nhiêu đơn. Vì vậy, việc kiểm soát doanh thu không hề dễ dàng”.
Chị Hải Vân cũng cho biết, bản thân chị mới mở shop kinh doanh online mặt hàng do gia đình tự gia công, doanh thu khá thấp, khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. Nhưng nếu doanh thu cao hơn, cơ quan thuế có yêu cầu nộp thuế chị cũng sẽ tìm cách khác để không phải nộp bởi “chi phí cho một đơn hàng từ lúc gia công sản phẩm đến được tay khách hàng khá cao, lãi không được mấy”. Nếu nộp thuế thì coi như làm công không hoặc lỗ.
“Vì thế chắc chắn nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm mà phải nộp thuế thì tôi sẽ nghỉ bán hoặc tìm cách khác để kinh doanh. Tôi nghĩ doanh thu 100 triệu đồng/năm đã phải nộp thuế là chưa thỏa đáng vì giá cả leo thang", chị Vân nói thêm.
Sản phẩm được bán trên mạng xã hội facebook |
Chị Lê Thanh Nhàn trước đây mở cửa hàng kinh doanh hàng xách tay Nhật Bản có đăng ký kinh doanh, chị thuê cửa hàng tại phố Tràng Tiền (Hà Nội) với giá 50 triệu đồng/tháng. Ban đầu kinh doanh khá ổn định nhưng 2 năm gần đây tiền lãi không đủ tiền thuê mặt bằng khiến chị lỗ nặng.
Chị Nhàn quyết định rời bỏ hình thức kinh doanh truyền thống mà chuyển sang bán hàng online. Với mặt hàng “xách tay” từ Nhật Bản, chị Nhàn có nhiều khách quen cũ nên doanh thu không giảm nhiều. Cùng với đó, chị đỡ hẳn chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên và hàng loạt các chi phí khác so với bán hàng truyền thống.
Khi được hỏi về việc nộp thuế kinh doanh theo quy định, chị Nhàn “nói nhỏ”: “Trước đây mình chuyển hàng qua các đơn vị trung gian như Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh,… nhưng khi nghe tin cơ quan thuế sẽ truy thu thuế qua các đơn vị này nên mình đã tìm nguồn khác. Ví dụ như các đơn ở gần thì gọi “xe ôm công nghệ”, còn các đơn hàng ở xa thì cố gắng thuyết phục khách hàng trả tiền trước, nhận hàng sau. Tiền được trả trước có thể chuyển vào tài khoản của mình hoặc của người thân”.
Qua tìm hiểu của phóng viên, chủ hàng sẽ gọi các hãng “xe ôm công nghệ” dưới hình thức “giao hàng” hoặc thậm chí là chở người bình thường. Sau đó thỏa thuận với tài xế “trả trước thu sau” hoặc “thu trước trả sau” tùy độ tin tưởng. Khi tài xế giao đến khách thì khách sẽ chuyển tiền vào tài khoản của tài xế, như vậy cơ quan thuế sẽ không biết đâu mà lần. Ngoài ra, các tiểu thương còn “lách thuế” bằng cách mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng để nhận tiền, lúc giao hàng thì chia ra nhiều đơn vị vận chuyển.
Còn muôn vàn các hình thức “trốn thuế” khác mà các “thánh chốt đơn online” áp dụng như lập “nhóm kín” để mua bán nhằm tránh sự dòm ngó của cơ quan thuế. “Dạo” qua một số nhóm tiểu thương tại các khu đô thị như Times City, HH Linh Đàm, Vinhomes… có thể thấy hàng chục nhóm với số lượng thành viên lên đến vài chục nghìn người. Tiểu thương và khách hàng được “add” vào các nhóm này tha hồ hoạt động giao thương mà các cơ quan thuế khó bề kiểm tra bởi muốn vào nhóm phải được sự đồng ý của quản trị viên.
Bên cạnh những người có nhiều năm kinh nghiệm bán hàng online và có đủ chiêu trò “tránh thuế”, thì còn có những người lơ mơ, mặc dù không có ý định “trốn thuế”, “lách thuế” nhưng lại không hiểu làm thế nào để đăng ký nộp thuế cho đúng quy định.
Đặc biệt, trong thời buổi nở rộ sân chơi golf, xu thế của những người có thu nhập tương đối cao hiện nay là lên sân đánh golf. Golf trở thành môn thể thao thời thượng đi kèm đó đồ, dụng cụ chơi golf cũng trở thành hàng kinh doanh hot trên mạng. Chỉ cần lướt facebook có hàng trăm địa chỉ bán hàng chơi golf. Có cá nhân chạy đến 4-5 trang (tên) trên nền facebook rồi bỏ tiền chạy quảng cáo trên các nền tảng xã hội, doanh số bán hàng một tháng lên tới hàng trăm triệu đồng vì số lượng người mua nhiều. Thu nhập cao, đời sống vì thế cũng khá giả... Nhưng khi đề cập đến câu chuyện thuế, không ít người vẫn cứ cứ tỉnh bơ đến hồn nhiên. Đâu biết rằng, chỉ cần có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở lên thuộc diện nộp thuế thu nhập. Đâu biết rằng, muốn kinh doanh online phải đến cơ quan thuế đăng ký để cấp mã số thuế và mã số kinh doanh!
Chị Nguyễn Thị Lan Anh, chủ một shop bán đồ dân dụng cho biết: “Tôi bán đồ dân dụng được hơn 1 năm nay nhưng không thấy có cơ quan, đơn vị nào hỏi đến, cũng không có ai hướng dẫn phải khai báo nộp thuế như thế nào. Doanh thu hằng năm của tôi trên 100 triệu đồng, nếu có nộp thì cũng nộp một ít, mình làm ăn đàng hoàng nên không có gì phải sợ”.
Chị Phùng Thị Thanh, chủ shop quần áo online thì lo lắng: “Nghe nói cơ quan thuế sẽ xử phạt những người bán hàng online chưa nộp thuế và cấm xuất, nhập cảnh, không biết thực hư thế nào. Nhưng tôi cũng chưa biết khai nộp thuế ở đâu”.
Theo Thông tư 105/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính thì cá nhân bán hàng online theo hình thức tự phát, không có cửa hàng (không có địa điểm cố định) thì không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh vẫn phải đăng ký mã số thuế theo mẫu của cơ quan thuế. Sau khi đăng ký mã số thuế thành công, cơ quan thuế sẽ cấp mã số thuế để cá nhân nộp tờ khai và nộp tiền thuế.
Còn Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế theo tỷ lệ thuế đối với từng ngành nghề trên tổng doanh thu. Trong đó, quy định nêu rõ bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa. Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng cho hoạt động này là 1%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân 0,5%. Riêng những người có thu nhập từ các trang mạng như Facebook, Tik Tok, Youtube… sẽ nộp mức thuế là 7% trên thu nhập (bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng, 2% thuế thu nhập cá nhân).
Bảo Thoa
(Còn tiếp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Thị trường 24/11/2024 08:06
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Thị trường 24/11/2024 07:51
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Thị trường 24/11/2024 06:50
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34