Khổ là khổ chỗ đó ?!
- Chú cứ suốt ngày “ấm ách” mọi chuyện thế có mà già trước tuổi. Chả thế mà cứ kêu: “Nhiều người hỏi em, xin lỗi bác nghỉ hưu được mấy năm rồi?”.
- Biết là vậy nhưng không “ấm ách” không được.
- Thì hôm nay chú “ấm ách” chuyện gì, nói xem nào?
- Chả là em có ông bạn nông dân ra chơi, ông ấy kể chuyện mà thấy thương nông dân quá.
- Chuyện thương nông dân có mà nói cả ngày. Cụ thể là chuyện gì?
- Vẫn cái chuyện thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thôi. Ai lại hoạch định toàn mang tính khoa học mà cứ như lấy nông dân làm thí nghiệm.
- Chuyện này có gì mới đâu. Ai chả biết, các cụ chả nói: “Thất bại là mẹ thành công” nên muốn thành công tất nhiên phải có thất bại.
- Đó chỉ là lý thuyết bác ơi. Bác nghĩ gì khi hàng chục ngàn hộ dân nghe theo khoa học, phá sạch các loại cây trồng, “giải phóng mặt bằng” để trồng cây ca cao. Giờ anh Nông nghiệp lại thừa nhận nhẹ tênh: Chủ trương trồng cây ca cao nhằm xóa đói giảm nghèo cơ bản là thất bại. Thất bại nghĩa là chẳng những xóa được nghèo mà lại “phủ kín nghèo”.
- Có lẽ thế nên tớ nghe nói họ lại đang nghiên cứu vận động nông dân trồng cây mắc ka gì đó, lợi nhuận kinh tế rất cao.
- Nghe thì hay thật, nhưng còn phụ thuộc bao nhiêu yếu tố, có phải thấy người ta hiệu quả mà mình cũng hiệu quả đâu. Ví như cái áo này bác mặc đẹp vậy, nhưng bác cho em mặc, em dám chắc có ma nó nhìn.
- Đúng thế nên tớ cũng nghi ngờ cái dự án này lắm.
- Đó là chuyện cây trồng còn chuyện chăn nuôi cũng nẫu ruột lắm bác ơi!
- Nghe đâu Hiệp hội chăn nuôi đang có cái kiến nghị gì đó về việc chống bán phá giá hả.
- Đúng đó bác. Đa số thịt bò, thịt gà nhập khẩu đều có giá thấp hơn giá thịt nội.
- Phải có cạnh tranh giá thì người tiêu dùng mới được hưởng lợi chứ.
- Đành là thế nhưng đằng sau việc bán phá giá là số phận của bao trang trại chăn nuôi, bao hộ nông dân. Mà nhập khẩu kiểu gì mà giá rẻ thế bác nhể? Nhiều tờ báo ví von: Giá đùi gà Mỹ rẻ hơn giá rau. Vậy làm gì chăn nuôi không “chết”.
- Ngoài chuyện giá còn là chuyện chất lượng. Giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn chác chắn sẽ được người tiêu dùng đón nhận.
- Vâng, nhưng đã ai phân tích đánh giá chất lượng thịt Úc, thịt Mỹ thế nào đâu. Dân mình vẫn định kiến chuông ngoại, nhưng đã chắc gì. Em hỏi bác, thịt vận chuyển về ta mất hàng tháng rồi chả biết trước khi chuyển họ đã “đông lạnh” bao lâu, thế cứ thịt tươi mà xơi chẳng hơn à?
- Chú nói phải. Thôi thì đã nói chuyện nông dân thì tớ cũng nói luôn. Hàng năm ta phải chi hơn 9000 tỷ đồng để nhập thuốc bảo vệ thực vật. Lợi đâu chưa thấy chỉ thấy hại.
- Ấy chết, mất hơn 9000 tỷ mà lại hại sao bác?
- Thì lạm dụng quá, đến nỗi người trồng rau không dám ăn rau mình trồng thì nước nào chịu nhập khẩu rau quả của mình.
- À, thế thì mấy cái hiệp định xuất khẩu nông sản hóa ra phá sản hả bác?
- Phá sản thì nông dân có sản chắc? Khổ là khổ chỗ đó.
- Chỗ đó là cái chỗ “người cầm trịch” bác nhể?
- Chú chỉ được cái thông minh đột xuất.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49