Khi văn học phải là nhân học

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xâm phạm bản quyền tác giả trên internet ngày càng gia tăng với tần suất và mức độ tinh vi, phức tạp. Thực thi bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan trên internet vì vậy đang là thách thức và khiến không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia cũng trở nên lúng túng.
khi van hoc phai la nhan hoc Thách thức lớn đối với ngành Văn hóa
khi van hoc phai la nhan hoc Luật đã có, vấn đề là thực thi
khi van hoc phai la nhan hoc Gian nan vấn nạn in lậu

Bất luận thế nào, giá trị đích thực của văn học nghệ thuật là hướng con người đến những giá trị chân - thiện - mỹ. Những tác phẩm hay, những tác phẩm còn mãi với thời gian chính là những tác phẩm chưa đựng được những giá trị đó.

khi van hoc phai la nhan hoc
Vở cải lương “Người con của Vạn Thắng Vương” của nhà văn Nguyễn Toàn Thắng.

Văn học là nhân học. Chính vì vậy, sáng tác, sáng tạo văn học, nghệ thuật là vì cuộc sống, vì hạnh phúc của con người. Nền tảng đạo đức xã hội và niềm tin của mỗi người có bền chặt, được củng cố tăng cường hay không phụ thuộc phần lớn vào tiếng nói của người nghệ sĩ thông qua những tác phẩm có giá trị.

Chúng ta có thể thấy, nhiều tác phẩm nghệ thuật qua các giai đoạn, thời kỳ đã trở thành tiếng gọi của non sông, tiếng lòng của nhân dân, Tổ quốc trước những giờ phút trọng đại của dân tộc. Từ những tác phẩm văn nghệ dân gian đến dòng văn học viết như bài thơ “Nam quốc sơn hà” tương truyền của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, văn thơ của Hồ Chí Minh và các chí sĩ cách mạng, văn học lãng mạn và hiện thực phê phán những năm 1930-1945.

Nước ta là một quốc gia đa dân tộc được hội tụ bởi các lớp trầm tích văn hóa đặc trưng. Thiên nhiên tươi đẹp, không gian văn hóa độc đáo, văn hóa dân gian, dân ca, dân vũ phong phú, là cảm hứng và là nguồn đề tài vô tận cho các văn nghệ sĩ sáng tạo.

Không thể phủ nhận rằng, đội ngũ văn nghệ sĩ đã làm phong phú và bền vững hơn bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa ấy là linh hồn, là cội nguồn của sự trường tồn, là mục tiêu quan trọng góp phần xây dựng văn hóa con người trong thời kỳ mới. Chính vì thế, văn học nghệ thuật là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực phát triển bền vững của đất nước.

Bên cạnh đó, những ca khúc cách mạng của nhạc sỹ Đỗ Nhuận, Phạm Duy, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Phạm Tuyên, Huy Du, Hoàng Việt hay những bức họa làm say đắm bao thế hệ của họa sỹ Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái… đã phản ánh sinh động lịch sử tâm hồn của cha ông, có sức mạnh to lớn trong việc cổ vũ, động viên tinh thần, lực lượng của nhân dân trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc.

Và tự thân các tác phẩm nghệ thuật có giá trị đã vượt qua sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian, công chúng, bạn đọc, trở thành điểm tựa tinh thần, tạo động lực, niềm tin để mỗi người thêm yêu Tổ quốc, quê hương mình, sống và ứng xử với nhau có tình có nghĩa.

Dù chịu nhiều sức ép của thời đại công nghệ số, cuộc cách mạng công nghiệp với nhiều loại hình nghệ thuật giải trí tân tiến, hiện đại; sự suy giảm trầm trọng của văn hóa đọc; sự kém mặn mà của độc giả, công chúng; sự hụt hẫng, thiếu vắng của những tác phẩm lớn; văn học nghệ thuật phát triển chưa tương xứng, chưa thật sự được coi trọng như các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh, trong khi đạo đức xã hội và lòng tin của con người ở nhiều nơi rơi vào khủng hoảng.

Thực trạng đó cần tiếng nói mạnh mẽ, tâm huyết, có trách nhiệm với cái nhìn nhân ái, khoan dung của người nghệ sĩ. Bằng tài năng, trí tuệ và sự nhạy cảm tâm hồn, trái tim đồng điệu, nghệ sĩ qua tác phẩm của mình sẽ thức tỉnh bản chất hướng thiện trong mỗi con người để nhân lên những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Con người là chủ thể của mọi sự phát triển, còn văn hóa tạo ra hệ thống các giá trị chuẩn cho con người vươn tới, từ đó hình thành nên phẩm chất con người. Trong văn hóa thì văn học nghệ thuật là loại hình, lĩnh vực quan trọng, đặc biệt, tinh tế, là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người.

Như vậy, có thể nói văn học nghệ thuật là một trong những động lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và xây dựng, phát triển văn hóa con người. Với vai trò như vậy, văn học nghệ thuật mang sứ mệnh và trách nhiệm rất lớn. Trong các chức năng lớn của văn học nghệ thuật như chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng giáo dục là chức năng chủ chốt góp phần điều chỉnh xã hội, xây dựng một xã hội lành mạnh hơn.

Trong đời sống xã hội ngày nay, có thể dễ dàng nhận thấy sự xuống cấp của đạo đức xã hội, đặc biệt là sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận đã trở thành lực cản đối với sự phát triển của đất nước. Sự xuống cấp đó chắc chắn một phần do chúng ta chưa coi trọng, phát huy vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người.

Có một thực tế, nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật ngày càng rời xa chức năng giáo dục, thẩm mỹ; chức năng giải trí bị biến dạng, chạy theo thị hiếu tầm thường, thậm chí là thấp kém của một bộ phận công chúng. Điều đáng lo ngại là các tác phẩm này lại được quảng bá, tiếp thị với mục đích thu lợi nhuận của các nhà sản xuất, phát hành.

Các tác phẩm tốt, có chiều sâu tư tưởng và mang đậm dấu ấn nghệ thuật, thẩm mỹ lại ít được công chúng quan tâm, thậm chí nhiều tác phẩm hay không đến được công chúng vì thiếu một chiến lược quảng bá, giới thiệu hiệu quả. Hoạt động nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học, nghệ thuật chưa phát huy tốt nhiệm vụ định hướng thị hiếu công chúng, trong nhiều trường hợp, để báo chí làm thay nên đôi khi việc đánh giá, thẩm định tác giả, tác phẩm còn thiếu chính xác.

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội cho rằng, tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức trong xã hội hiện nay đáng báo động, đề nghị nghiên cứu ban hành đạo luật về lĩnh vực này hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đủ mạnh nhằm chấn chỉnh những hành vi vi phạm đạo đức, nhất là đạo đức truyền thống.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định, việc ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức xã hội hiện nay là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội.. Riêng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang đẩy mạnh xây dựng đạo đức, lối sống mới thông qua xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa bằng cách nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa - thể thao, các sinh hoạt văn nghệ, hoạt động cộng đồng, phong trào văn hóa góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thể chất của nhân dân, lành mạnh hóa lối sống.

Lấy môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống văn hóa phong phú đẩy lùi nguy cơ con người sa vào các tệ nạn xã hội hay tha hóa về đạo đức, lối sống. Phát huy sứ mệnh của văn học nghệ thuật, vai trò của văn nghệ sỹ đối với xây dựng đạo đức, nâng cao văn hóa ứng xử bằng việc đề cao vai trò giáo dục đạo đức của văn học nghệ thuật, hướng con người tới chân, thiện, mỹ.

Làm sao để ngày càng có nhiều bộ phim, tác phẩm, vở diễn, chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, xây dựng nhân cách, giáo dục đạo đức, đấu tranh với những biểu hiện xuống cấp đạo đức. Đồng thời kiên quyết chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đạo đức trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn, bản quyền tác giả, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, tổ chức lễ hội, du lịch, thể dục thể thao, nhất là những hành vi bạo lực, phản cảm, ứng xử thiếu văn hóa. Siết chặt quản lý các sản phẩm, dịch vụ văn hóa độc hại.

Nước ta là một quốc gia đa dân tộc được hội tụ bởi các lớp trầm tích văn hóa đặc trưng. Thiên nhiên tươi đẹp, không gian văn hóa độc đáo, văn hóa dân gian, dân ca, dân vũ phong phú, là cảm hứng và là nguồn đề tài vô tận cho các văn nghệ sĩ sáng tạo. Không thể phủ nhận rằng, đội ngũ văn nghệ sĩ đã làm phong phú và bền vững hơn bản sắc văn hóa.

Bản sắc văn hóa ấy là linh hồn, là cội nguồn của sự trường tồn, là mục tiêu quan trọng góp phần xây dựng văn hóa con người trong thời kỳ mới. Chính vì thế, văn học nghệ thuật là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực phát triển bền vững của đất nước.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).

Tin khác

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

(LĐTĐ) Từ năm 2023 đến nay, Khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đón hàng nghìn khách tới tham quan, làm lễ, đặc biệt là các chuyến tham quan về nguồn tìm hiểu các di tích lịch sử của người dân. Đó là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện trong thực hiện mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động