Khi trò chơi dân gian lên ngôi

Từ xa xưa, người dân đã sáng tạo ra nhiều trò chơi dân gian, góp phần tạo nên sự đa dạng và đặc sắc của văn hóa cổ truyền dân tộc. Theo thời gian, các trò chơi dân gian dần đi vào quên lãng, nhưng mấy năm trở lại đây các trò chơi đang được phục hồi tại các lễ hội. Tại Hà Nội, nhiều lễ hội đã tổ chức các trò chơi dân gian cổ truyền, góp phần tạo dựng lại bản sắc văn hóa dân tộc. Năm 2018 có thể nói là một năm “lên ngôi” của các trò chơi dân gian trong mùa Lễ hội của Thủ đô. 
khi tro choi dan gian len ngoi Trải nghiệm các trò chơi dân gian tại lễ hội Cổ Loa
khi tro choi dan gian len ngoi Trò chơi tạt lon một thời để nhớ

Trong các lễ hội, bên cạnh phần lễ thì phần hội luôn thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và du khách thập phương bởi sự đa dạng của các trò chơi dân gian. Ngoài việc rèn luyện sức khỏe, những trò chơi này còn mang đậm bản sắc vùng miền, góp phần gắn kết cộng đồng.

khi tro choi dan gian len ngoi
Trò chơi Đấu vật tại Lễ hội Đền Sóc. (Ảnh: Bảo Thoa)

Lễ hội năm nay không chỉ đa dạng về mặt thể loại, hình thức chơi mà còn có nhiều trò chơi gần như đã “vắng bóng” hàng chục năm nay đã xuất hiện trở lại ngay giữa lòng Thủ đô, như bơi chải thuyền rồng, chơi ô ăn quan, lướt ván, cờ người…

Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền. Đến với lễ hội Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) vào mùng 6 đến 16 tháng Giêng, du khách thập phương không chỉ được chiêm ngưỡng những hình bóng truyền thuyết xưa mà còn được trải nghiệm các trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm giá trị văn hóa dân tộc.

khi tro choi dan gian len ngoi
Trò chơi Cờ người tại Lễ hội Cổ Loa Ảnh: Mai Quý

Lễ hội Cổ Loa diễn ra hàng năm tại đền thờ An Dương Vương đã duy trì, bảo tồn và phát huy hoạt động văn hóa truyền thống, giá trị di sản vật thể và phi vật thể của khu di tích Cổ Loa.

Một trong những trò chơi dân gian đặc sắc được tổ chức tại lễ hội Cổ Loa thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách thập phương phải kể đến trò chơi Cờ người. Trò chơi này không đơn thuần chỉ để giải trí mà còn mang đầy tinh thần thể thao trong một cuộc đấu đầy trí tuệ mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Tham gia trò chơi Cờ người gồm 16 quân cờ tướng do nam thủ vai và 16 quân cờ tướng do nữ thủ vai.

khi tro choi dan gian len ngoi
Lễ hội Bơi chải thuyền rồng lần thứ nhất được tổ chức tại Hồ Tây (Ảnh: Bảo Thoa)

Cả 32 quân cờ đều được tuyển chọn từ các nam thanh nữ tú là con cháu trong làng. Khi trò chơi diễn ra, tiếng chiêng, tiếng trống được khua liên hồi, cờ xí, võng lọng bay phấp phới cùng với áo mão của “ba quân tướng sĩ” đã làm sống lại hình ảnh triều đình vua quan thời phong kiến. Ngoài ra, các trò chơi dân gian mang đậm giá trị văn hóa dân tộc như: Múa rối, chọi gà, đánh đu, leo dây, bắn nỏ… được tổ chức tại lễ hội Cổ Loa cũng thu hút đông đảo người dân tham gia, reo hò, cổ vũ.

Cũng trong dịp đầu năm, mùng 6 tháng Giêng, Lễ hội Đền Sóc (Sóc Sơn – Hà Nội) đã được khai mạc. Hàng ngàn người dân đã hành hương về Đền Sóc để tham gia Lễ hội và dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Thánh Gióng đã có công đem lại thái bình cho nhân dân. Ngoài các nghi lễ, nhiều trò chơi dân gian cũng được tổ chức để phục vụ người dân tham gia lễ hội như đấu vật, thi nấu ăn, cờ tướng, chơi ô ăn quan…

Việc phục hồi lại các trò chơi dân gian trong các lễ hội có ý nghĩa lớn, đó chính là phục hồi lại nét đẹp của văn hóa truyền thống, hướng đến xây dựng tâm hồn vui vẻ, lạc quan, yêu đời, tăng tính cộng đồng.

Để phục hồi các trò chơi dân gian, các chính quyền địa phương cũng đã thành lập các ban tổ chức lễ hội, mời các chuyên gia về nghiên cứu thông qua các văn bản lịch sử, trực tiếp nghe các cụ cao niên trong làng kể lại. Từ đó, sẽ có đầy đủ căn cứ, “chất liệu” để phục dựng lại các trò chơi dân gian trong lễ hội, để hàng năm người dân sẽ được trải nghiệm sâu sắc hơn những giá trị dân gian.

Đấu vật là môn thể thao dân gian được đông đảo người tham gia lễ hội chờ đợi. Ban tổ chức Lễ hội Đền Sóc đã dành riêng một khu vực để tổ chức trò chơi đấu vật. Khán đài tọa lạc trên một “hòn đảo” nằm bên hồ, xung quanh bao bọc bởi những vườn hoa ngũ sắc, cổng vào được trang trí đúng phong cách cổ truyền dân gian khiến người dân đến xem như được xem lại lễ hội vật cổ truyền cách đây cả thế kỷ.

Các đô vật khi tham dự trò chơi phải cởi trần và đóng khố. Khi trò chơi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài, sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, các đô vật mới xông vào ôm lấy nhau và dùng những miếng để vật ngửa địch thủ. Nhiều đô vật trẻ tuổi, vạm vỡ đến từ khắp hà thành đã kéo về tranh tài.

Mới đây, ngay tại địa điểm nổi tiếng của Hà Nội là Hồ Tây đã diễn ra Lễ hội Bơi chải thuyền rồng vô cùng đặc sắc. Người dân Thủ đô và du khách đến Hà Nội có thể tìm thấy không khí lễ hội cổ truyền ngay trong lòng thành phố nhộn nhịp, hiện đại nhất nhì đất nước.

Hàng nghìn người dân đã vây kín ven bờ Hồ Tây để chứng kiến Lễ hội bơi chải truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Điều đó minh chứng cho sự hấp của trò chơi dân gian này đối với những người dân Thủ đô hiện đại. Giá trị nguồn cội bao giờ cũng được hướng về trong những lễ hội.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: Đây là lễ hội bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng lần đầu tiên được tổ chức với mong muốn góp phần khôi phục và phát triển các môn thể thao truyền thống của dân tộc, tạo điểm nhấn thu hút du khách tới Thủ đô cũng như tạo đà phát triển cho các môn thể thao dưới nước.

Lễ hội được tổ chức ở Hồ Tây với sự tham dự của 27 đội đến từ thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Thái Nguyên, quy tụ hơn 400 vận động viên tranh tài ở hai hạng mục đua thuyền rồng tiêu chuẩn và đua thuyền rồng truyền thống”.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng mong muốn lễ hội này sẽ trở thành một sân chơi để những người có niềm đam mê với bộ môn thể thao truyền thống có cơ hội tham gia nhiều hơn, người dân Hà Nội và du khách có thể tìm thấy không khí lễ hội cổ truyền ngay trong lòng thành phố nhộn nhịp, hiện đại.

Việc phục hồi lại các trò chơi dân gian trong các lễ hội có ý nghĩa lớn, đó chính là phục hồi lại nét đẹp của văn hóa truyền thống, hướng đến xây dựng tâm hồn vui vẻ, lạc quan, yêu đời, tăng tính cộng đồng.

Để phục hồi các trò chơi dân gian, các chính quyền địa phương cũng đã thành lập các ban tổ chức lễ hội, mời các chuyên gia về nghiên cứu thông qua các văn bản lịch sử, trực tiếp nghe các cụ cao niên trong làng kể lại. Từ đó, sẽ có đầy đủ căn cứ, “chất liệu” để phục dựng lại các trò chơi dân gian trong lễ hội, để hàng năm người dân sẽ được trải nghiệm sâu sắc hơn những giá trị dân gian.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động