Khi trẻ bị ho: Tìm rõ căn nguyên để có hướng điều trị
Làm thế nào khi trẻ bị ho ban đêm | |
Sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt siêu vi, viêm họng | |
Viêm họng mãn – biến chứng từ trào ngược dạ dày thực quản |
Nói về nguyên nhân gây ho ở trẻ, bác sĩ Khuyên cho rằng, thường gặp là do viêm mũi họng, chiếm 75% nguyên nhân gây ho, 20% là do bệnh lý của phổi như viêm phế quản, viêm phổi, dị vật đường hô hấp, hen phế quản, 5% còn lại là ho do trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ.
Bác sĩ Khuyên đưa ra ví dụ, khi trẻ ho do viêm mũi họng, ho thường xuất hiện vào ngày thứ 3 sau sốt, ho không nhiều, bên cạnh ho còn có chảy mũi, ngạt tắc mũi. Giai đoạn đầu có đờm trắng loãng sau đó đặc dần, tiếng ho lúc đầu nông ở họng, sau đó viêm lan dần xuống phế quản - phổi, tiếng ho nặng dần, thành cơn và sốt xuất hiện trở lại.
Với những trường hợp này, thầy thuốc sẽ sử dụng kháng sinh toàn thân, chống viêm, hạ sốt, loãng đờm, nhỏ mũi, súc họng. Bệnh diễn biến trong 7 đến 10 ngày sẽ hết nếu độc tố vi khuẩn không mạnh. Với trường hợp ho do dị ứng họng: Cảm giác xuất phát từ ngay cổ, ho thành từng cơn, trước khi ho có ngứa họng. Trẻ không sốt, nếu khai thác kỹ tiền sử có thể phát hiện được tiền sử dùng thức ăn hoặc đồ uống dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, nhộng tằm…
Trẻ ho cần tìm căn nguyên để có hướng điều trị phù hợp |
Nếu ho do nguyên nhân này, thấy thuốc kê đơn cho trẻ các thuốc chống dị ứng. Ho sẽ giảm trong 3 – 5 ngày. Ho do viêm mũi họng do vi khuẩn hoặc dị ứng đều có thể sử dụng điều trị tại chỗ là khí dung (máy khí dung loại cho tai mũi họng – hạt khí dung to). Còn với nguyên nhân ho do các bệnh lý của phế quản và phổi, bác sĩ Khuyên lý giải, trường hợp trẻ ho cảm giác xuất phát sâu ở đường hô hấp dưới, tiếng ho nặng đờm, đờm thường vàng xanh, khi ho có thể bị tức ngực, khó thở. Trong trường hợp này nên đếm nhịp thở, đặc biệt là trẻ dưới 72 tháng. Nếu nhịp thở dưới 35 - 50 lần/phút (tùy theo độ tuổi của trẻ) có thể điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, kháng viêm, loãng đờm, khí dung và vỗ rung. Nếu tần số thở nhanh hơn 35 - 50 lần/ phút, phải cho trẻ vào bệnh viện điều trị theo phác đồ viêm phổi.
Nếu do viêm phổi phế quản thì tùy mức độ mà có thể dùng thuốc tiêm hoặc uống, giãn phế quản. Nếu có viêm mũi họng sẽ điều trị viêm mũi họng kèm theo điều trị viêm phế quản – phổi. Trường hợp này nếu sử dụng khí dung phải sử dụng máy khí dung cho bệnh lý của phổi (hạt thuốc khí dung nhỏ); ho do trào ngược dạ dày – thực quản: Trẻ thường hay ho kèm theo nôn trớ. Ho thường theo cơn, hay ho khi nằm gọi là ho ngang. Trường hợp này thầy thuốc phải dùng thuốc chống trào ngược, giảm nhu động của dạ dày thực quản như nexium, motilium M, có thể kèm kháng sinh, chống dị ứng thế hệ 1 do có thêm tác dụng an thần (dịch acid của dạ dày kích ứng niêm mạc họng). Việc điều trị tiến hành từ 2 đến 4 tuần bệnh mới hết triệu chứng. Ho có thể tái phát nếu như chế độ ăn không hợp lý, quá nhiều đạm, trẻ vừa ăn vừa nô đùa. Thực hiện ăn ít, ăn nhiều bữa, để trẻ nằm đầu cao và không cho ăn vào ban đêm...
Theo bác sĩ Khuyên, nhiều phụ huynh đưa con đến bệnh viện khám vì ho, nhưng ít phụ huynh yêu cầu bác sĩ khám để biết căn nguyên ho của con hoặc khi các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh, cũng ít phụ huynh hỏi bác sĩ về việc với tình trạng của con có nhất thiết phải sử dụng kháng sinh không? “Câu hỏi mà tôi được nghe nhiều từ phụ huynh: Bác sĩ ơi, bác khám cho con nhà cháu để dứt ho. Hay bác sĩ ơi, cho cháu thuốc kháng sinh để con cháu đỡ ho... Hoặc bác sĩ làm gì thì làm miễn là con cháu hết ho. Nguy hiểm hơn, nhiều phụ huynh khi được hỏi, họ còn cho biết con họ đã được sử dụng kháng sinh theo đơn thuốc nhà hàng xóm cho” – bác sĩ Khuyên cho biết thêm.
Từ thực tế trên, bác sĩ Khuyên cho rằng, phụ huynh không nên tự ý điều trị kháng sinh cho con, đặc biệt là tuyệt đối không được cho con sử dụng đơn thuốc của trẻ khác. Làm như vậy rất nguy hiểm vì mỗi trẻ khi có biểu hiện ho là thể hiện một tình trạng bệnh lý khác nhau, không thể thuốc của trẻ này uống khỏi mà đem áp dụng với trẻ khác được. Hơn nữa, cơ thể mỗi trẻ khác nhau, bệnh lý khác nhau... “Trên thực tế, bệnh viện Nhi Trung ương đã cấp cứu khá nhiều trường hợp và gần đây nhất là một bé trai 2 tuổi ở Nam Định. Khi trẻ có dấu hiệu ho, gia đình được hàng xóm mách cho đơn thuốc chữa ho hiệu quả. Ngay lập tức, bố mẹ cũng xin đơn thuốc và ra hiệu thuốc mua về cho con uống, khoảng 3 ngày sau cơn ho không thuyên giảm mà trẻ còn ho nặng hơn. Thấy vậy, gia đình tiếp tục đi mua gấp đôi và tự ý tăng liều cho trẻ uống. Ngay lập tức, trẻ có hiện tượng co giật, người tím tái... Nếu gia đình không kịp thời đưa trẻ đi cấp cứu thì đã nguy hiểm đến tính mạng trẻ” – bác sĩ Khuyên cảnh báo…
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40