Khi học trò tự bắt bệnh chính mình
Phòng vẫn hiệu quả hơn chống | |
Bộ GDĐT không tổ chức biên soạn | |
Thi THPT quốc gia 2017: Thí sinh có thể thi cả 5 bài thi |
Từ CLB cho những học sinh bị stress vì học.
Theo bạn Phạm Minh Châu - học sinh lớp 11A3, Trường THPT Trần Nhân Tông, một cuộc phỏng vấn dành cho hơn 200 học sinh THPT và đánh giá qua bảng test tâm lý do nhóm của các bạn thực hiện cho thấy kết quả: Có tới 28% học sinh mắc stress từ cấp độ nặng đến mức độ vừa.
Để giúp các bạn giảm stress vì học, Phạm Minh Châu đã khởi xướng mô hình Câu lạc bộ (CLB) Chia sẻ, hỗ trợ những bạn học sinh gặp khó khăn trong học tập ở Trường THPT Trần Nhân Tông. “Chỉ 1 tuần một lần nhưng qua gần 2 tháng hoạt động, các thành viên tham gia đã tăng dần và không giới hạn chỉ là học sinh trong trường. Trong câu lạc bộ, hoạt động chính mà chúng em đưa ra là tổ chức hướng dẫn vận dụng phương pháp học tập chủ động qua ứng dụng các kỹ thuật học tập trong cách soạn bài, làm bài tập, các chiến lược ôn tập cho việc thi cử, quản lý cảm xúc và vượt qua sự lười biếng…Hay làm thế nào để thư giãn, trao đổi với giáo viên về đánh giá năng lực học sinh theo hướng tích cực, tham quan dã ngoại… đều đang được triển khai trong mô hình câu lạc bộ này” – Phạm Minh Châu chia sẻ.
Các nhóm HS của các trường giới thiệu về đề tài dự thi khoa học kỹ thuật 2016-2017. Ảnh minh họa |
Cũng theo Minh Châu, thường thì các bạn bị căng thẳng sẽ dẫn đến hiện tượng thường xuyên mất ngủ, gặp khó khăn khi đưa ra quyết định, mệt mỏi, học tập không hiệu quả… nếu như các bạn nắm được những kỹ năng ứng phó, chia sẻ với bạn bè, thầy cô, được hỗ trợ tư vấn tâm lý, tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh… thì sẽ nhanh chóng cải thiện được tình hình trên cũng như có rất nhiều tiến bộ trong cả học tập và phát triển nhân cách.
… đến giải pháp cảm hóa biểu hiện vô cảm của học trò!
Từ mong muốn thay đổi bản thân cũng chính là câu chuyện chung của giới học trò về thói vô cảm và trăn trở tìm ra giải pháp thay đổi, điều chỉnh biểu hiện vô cảm của học sinh đã được Phạm Thành Long - học sinh lớp 11 A4 Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa) đặc biệt quan tâm. Thành Long tâm sự: “Em tự nhận thấy mình đang sống bó hẹp trong phạm vi học tập, sinh hoạt cá nhân, không muốn chia sẻ, cũng chẳng quan tâm đến những người xung quanh từ thầy cô, bạn bè tới cả người trong gia đình chứ chưa nói đến xã hội nói chung. Mong muốn thay đổi đến với em khi được biết đến gợi ý của cô Lê Thị Phương - giáo viên dạy Văn của trường về việc tham gia tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp với những biểu hiện vô cảm của học sinh”. Đồng thời, qua khảo sát thực tế từ một số trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội do Long và các bạn của mình thực hiện cho thấy: Khá nhiều bạn có tình trạng tương tự như mình, không quan tâm, không chia sẻ, gần như đóng kín bản thân.
Đề tài này của Long và các bạn đã chính thức tham dự cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học tại Hà Nội sau (được khởi động từ tháng 8-2016). “Việc nghiên cứu mức độ vô cảm của học sinh THPT” được Phạm Thành Long, Trương Minh Trí đánh giá qua khảo sát mức độ tham gia vào các hoạt động chung, giúp đỡ mọi người xung quanh, phản ứng lại với cái xấu, biết nhận lỗi khi có lỗi, không gây hại đến người khác. Kết quả cho thấy, số học sinh tham gia khảo sát thì có 6,32% ở mức độ vô cảm cao, 79% ở mức độ vô cảm trung bình… Cũng theo nhóm tác giả này, bản thân các bạn học sinh khi được hỏi về đánh giá của mình với hiện tượng vô cảm thì có tới hơn 2/3 số bạn cho rằng sự vô cảm là hiện tượng phổ biến trong giới trẻ.” – Phạm Thành Long nhấn mạnh.
Chính vì vậy, giải pháp được hướng tới của nhóm tác giả chính là thúc đẩy các hoạt động thiện nguyện với các bạn học sinh trong nhà trường, tăng cường tuyên truyền cho các dự án giao lưu giữa thầy trò, gia đình đã và đang được triển khai như dự án Đừng định kiến; Khi con trưởng thành; Học văn để sống… được các bậc phụ huynh đánh giá cao.
Bảo Anh – Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38